Cách dạy trẻ biết yêu thương và quan tâm người khác

29/06/2017 - 07:45
Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp cha mẹ dạy con về tình yêu thương và sự quan tâm tới những người xung quanh.
Bắt đầu càng sớm càng tốt: Việc dạy trẻ về tình yêu thương và sự sẻ chia từ khi còn nhỏ sẽ giúp trẻ hình thành những thói quen tốt và biết quan tâm tới những người xung quanh khi lớn lên.
Bắt đầu càng sớm càng tốt: Việc dạy trẻ về tình yêu thương và sự sẻ chia từ khi còn nhỏ sẽ giúp trẻ hình thành những thói quen tốt và biết quan tâm tới những người xung quanh khi lớn lên.
Dạy trẻ ý nghĩa của từ “chúng ta”: Cha mẹ hãy giúp con tránh xa thói ích kỷ bằng cách nhắc nhở con rằng hành động của một người luôn ảnh hưởng tới những người xung quanh và giúp con hiểu trong nhiều trường hợp con cần biết gắn kết trong “một đội” thay vì chỉ biết sống “một mình”.
Dạy trẻ ý nghĩa của từ “chúng ta”: Cha mẹ hãy giúp con tránh xa thói ích kỷ bằng cách nhắc nhở con rằng hành động của một người luôn ảnh hưởng tới những người xung quanh và giúp con hiểu trong nhiều trường hợp con cần biết gắn kết trong “một đội” thay vì chỉ biết sống “một mình”.
Dạy trẻ những cách tích cực để giải quyết các cuộc tranh cãi: Tuy nhiên, trước tiên, cha mẹ nên tự hỏi bản thân đã ứng xử thế nào khi tranh cãi xảy ra? Bạn có la mắng người khác? Hay bạn ngồi xuống và giải quyết vấn đề một cách bình tĩnh? Hãy dạy trẻ luôn tỉnh táo, bình tĩnh và suy nghĩ tích cực khi xung đột xảy ra.
Dạy trẻ những cách tích cực để giải quyết các cuộc tranh cãi: Tuy nhiên, trước tiên, cha mẹ nên tự hỏi bản thân đã ứng xử thế nào khi tranh cãi xảy ra? Bạn có la mắng người khác? Hay bạn ngồi xuống và giải quyết vấn đề một cách bình tĩnh? Hãy dạy trẻ luôn tỉnh táo, bình tĩnh và suy nghĩ tích cực khi xung đột xảy ra.
Khen ngợi và khuyến khích con: Cha mẹ nên khen ngợi và khuyến khích các con nói những lời tích cực về nhau. Ngay cả khi một trong số chúng không làm tốt như anh chị em của chúng, bạn cũng hãy động viên rằng con đã cố gắng hết sức và bạn luôn tự hào về con.
Khen ngợi và khuyến khích con: Cha mẹ nên khen ngợi và khuyến khích các con nói những lời tích cực về nhau. Ngay cả khi một trong số chúng không làm tốt như anh chị em của chúng, bạn cũng hãy động viên rằng con đã cố gắng hết sức và bạn luôn tự hào về con.
Dạy trẻ tôn trọng không gian riêng và đồ đạc của người khác: Cha mẹ nên dạy trẻ việc tôn trọng không gian riêng của người khác cũng là một biểu hiện của sự quan tâm. Ngoài ra, nếu trẻ muốn một món đồ của người khác, hãy nhắc nhở trẻ cần xin phép người đó chứ không phải cứ lấy đi và cho rằng mọi chuyện sẽ ổn.
Dạy trẻ tôn trọng không gian riêng và đồ đạc của người khác: Cha mẹ nên dạy trẻ việc tôn trọng không gian riêng của người khác cũng là một biểu hiện của sự quan tâm. Ngoài ra, nếu trẻ muốn một món đồ của người khác, hãy nhắc nhở trẻ cần xin phép người đó chứ không phải cứ lấy đi và cho rằng mọi chuyện sẽ ổn.
Dạy trẻ biết đưa ra và chấp nhận lời xin lỗi: Hãy để con bạn hiểu rằng một lời xin lỗi thật lòng có thể thay đổi được rất nhiều điều.
Dạy trẻ biết đưa ra và chấp nhận lời xin lỗi: Hãy để con bạn hiểu rằng một lời xin lỗi thật lòng có thể thay đổi được rất nhiều điều.
Giúp trẻ hiểu không phải lúc nào mọi chuyện cũng như ý muốn: Trẻ cần lời khuyên và sự chỉ bảo của cha mẹ để hiểu rằng mọi chuyện không phải lúc nào cũng diễn ra theo đúng ý mình mà còn phải lắng nghe ý kiến của người khác nữa.
Giúp trẻ hiểu không phải lúc nào mọi chuyện cũng như ý muốn: Trẻ cần lời khuyên và sự chỉ bảo của cha mẹ để hiểu rằng mọi chuyện không phải lúc nào cũng diễn ra theo đúng ý mình mà còn phải lắng nghe ý kiến của người khác nữa.
Đừng bao giờ nói xấu bất kì ai trong gia đình trước mặt trẻ: Bạn có thể tức giận hoặc khó chịu với ai đó nhưng đừng bao giờ nói những điều tiêu cực về người ấy với trẻ.
Đừng bao giờ nói xấu bất kì ai trong gia đình trước mặt trẻ: Bạn có thể tức giận hoặc khó chịu với ai đó nhưng đừng bao giờ nói những điều tiêu cực về người ấy với trẻ.
Hình thành những thói quen tích cực của gia đình: Cùng nhau trò chuyện sau bữa ăn, lắng nghe những rắc rối của nhau hay đơn giản là dành cho nhau những lời yêu thương trước khi đi ngủ không chỉ khiến gia đình bạn hạnh phúc hơn mà còn giúp xây dựng những thói quen tốt cho trẻ.
Hình thành những thói quen tích cực của gia đình: Cùng nhau trò chuyện sau bữa ăn, lắng nghe những rắc rối của nhau hay đơn giản là dành cho nhau những lời yêu thương trước khi đi ngủ không chỉ khiến gia đình bạn hạnh phúc hơn mà còn giúp xây dựng những thói quen tốt cho trẻ.
Thể hiện tình yêu thương và sự quan tâm: Thông qua những lời nói và cử chỉ như một cái ôm, một nụ hôn, một lời chào, một câu tạm biệt…, con bạn không chỉ học được cách yêu thương mà còn biết cách quan tâm và tôn trọng người khác.
Thể hiện tình yêu thương và sự quan tâm: Thông qua những lời nói và cử chỉ như một cái ôm, một nụ hôn, một lời chào, một câu tạm biệt…, con bạn không chỉ học được cách yêu thương mà còn biết cách quan tâm và tôn trọng người khác.
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm