Cách để dọn dẹp và khử trùng trong nhà khi có người bị ốm, bệnh dễ lây nhiễm

Kim Phụng
16/04/2021 - 07:48
Cách để dọn dẹp và khử trùng trong nhà khi có người bị ốm, bệnh dễ lây nhiễm
Làm thế nào để dọn dẹp nhà cửa của bạn khi có người bị ốm, người mắc bệnh dễ lây nhiễm như Covid-19 hay tay chân miệng?,...

Khi đại dịch covid-19 lần đầu tiên xảy ra thì rất nhiều gia đình đổ xô đi mua các chất khử trùng, làm sạch nhà cửa. Tuy nhiên không phải mọi chất tẩy rửa đều có thể sử dụng như nhau khi trong nhà có người ốm, mắc bệnh dễ lây nhiễm.

Có rấy nhiều mẹo để dọn dẹp và khử trùng nhà cửa nhưng theo CDC thì việc làm sạch bằng xà phòng với nước sạch hay chất tẩy rửa sẽ có hiệu quả trong việc tiêu diệt vi trùng, vi khuẩn trên bề mặt của đồ đạc trong hầu hết các trường hợp.

Dưới đây là hướng dẫn dọn dẹp và khử trùng đầy đủ về những phân tích bề mặt khác nhau và lý do tại sao các bác sĩ lại nói rằng việc dọn dẹp nhà cửa khi nhà có người ốm, người mắc bệnh dễ truyền nhiễm lại quan trọng:

1. Làm sạch nhà cửa trong trường hợp thông thường

Nếu như không có ai trong gia đình bạn bị bệnh, thì, tất nhiên bạn vẫn sẽ phải dọn dẹp và làm sạch bằng cách chất tẩy rửa gia dụng. Các bác sĩ cũng nói thêm, "khử trùng nhà cửa để giảm lây truyền covid-19 ở nhà có thể không cần thiết trừ khi trong nhà có người bị bệnh hay dương tính với covid-19 đã ở trong nhà trong vòng 24 giờ qua".

Cách để dọn dẹp và khử trùng trong nhà khi có người bị ốm, bệnh dễ lây nhiễm - Ảnh 2.

Nếu như không có ai trong gia đình bạn bị bệnh, thì, tất nhiên bạn vẫn sẽ phải dọn dẹp và làm sạch bằng cách chất tẩy rửa gia dụng (Ảnh: Internet)

CDC đưa ra một số khuyến nghị làm sạch với mức độ "thường xuyên" như sau:

- Làm sạch các bề mặt tiếp xúc thường xuyên, nhất là khi có khách đến nhà chơi

- Cần tập trung tại các khu vực như nắm đấm cửa, bàn, tay cầm, công tắc điện hay mặt bàn

- Các bề mặt khác thì cần làm sạch khi chúng bị bẩn và bạn cảm thấy việc làm sạch là cần thiết. Nếu như người trong gia đình có nhiều nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm như covid-19 chẳng hạn thì cần làm sạch thường xuyên hơn

Có thể bạn đang thắc mắc Những bề mặt nào dễ bám dính virus corona nhất?

- Mỗi một bề mặt sẽ có các chất tẩy rửa chuyên dụng khác nhau.

2. Làm cách nào để dọn dẹp và khử trùng nhà cửa khi có người bị ốm?

Chẳng hạn nếu như trong gia đình có người nhiễm covid-19 thì CDC khuyên bạn nên sử dụng thêm các chất có tác dụng khử trùng vào quá trình dọn dẹp nhà cửa bình thường mà bạn vẫn làm. Việc khử trùng giúp tiêu diệt các vi khuẩn, virus còn sót lại trên các bề mặt bao gồm cả virus SARS-CoV-2 - virus gây ra đại dịch covid-19 để giảm sự lây lan của chúng.

CDC đề xuất các lời khuyên như sau để khử trùng thuận lợi:

- Trước khi sử dụng dung dịch khử trùng cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng được ghi trên nhãn chai, lọ

- Có nhiều sản phẩm khử trùng cần xịt trên bề mặt ẩm ướt và để trong một khoảng thời gian thì mới có tác dụng, nên bạn cũng cần lưu ý

Cách để dọn dẹp và khử trùng trong nhà khi có người bị ốm, bệnh dễ lây nhiễm - Ảnh 3.

Hãy đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trên các chai lọ chất tẩy rửa, khử trùng (Ảnh: Internet)

- Với các bề mặt có thể nhìn thấy được vết bẩn thì các chất tẩy rửa gia dụng có chứa xà phòng hay chất tẩy rửa nếu như dung dịch khử khuẩn mà bạn sử dụng không có chất tẩy rửa

- Nếu như gia đình có người mắc covid-19 và từng ở trong nhà trong vòng 24 giờ thì cần sử dụng các sản phẩm khử trùng theo khuyến cáo (1)

- Chú ý mang găng tay trong khi dọn dẹp và khử khuẩn

- Sau khi dọn xong, hãy nhớ rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch. Hãy lưu ý về việc rửa tay đúng cách là như thế nào.

2.1. Khử trùng và làm sạch nhà tắm cần lưu ý gì?

Với gia đình có người ốm, mắc bệnh dễ lây nhiễm thì bạn nên cho người bệnh sử dụng các dụng cụ vệ sinh riêng như khăn tắm, khăn giấy,... Đồng thời nếu như người bệnh không tự làm công việc khử trùng hay dọn dẹp được thì bạn có thể đeo khẩu trang và dọn dẹp.

Nên nhớ, phải đeo khẩu trang, mang găng tay và chỉ làm sạch cũng như khử trùng những khu vực mà người bệnh sử dụng và hạn chế tiếp xúc với họ.

Mở cửa ra vào, mở cửa sổ, bật quạt và thông gió, máy lọc không khí để giúp không khí trong nhà được lưu thông tốt hơn.

Khi đã hết thời gian cách ly thì CDC khuyến cáo nên đợi ít nhất khoảng 24 giờ để làm sạch những khu vực mà người bệnh tiếp xúc, chẳng nhạn như phòng ngủ hay phòng tắm.

2.2. Với các bề mặt khác trong nhà thì cần làm như thế nào?

CDC cũng đưa ra các lời khuyên khác về cách làm sạch những bề mặt khác trong nhà của bạn bao gồm thảm, việc giặt ủi và các thiết bị điện tử. Cụ thể như sau:

Bề mặt thảm, màn:

- Làm sạch bằng xà phòng và nước hoặc chất tẩy rửa chuyên dụng cho những bề mặt này

- Nếu có thể, hãy giặt chúng bằng cách sử dụng nước ấm ở nhiệt độ thích hợp và sấy khô hoàn toàn

Cách để dọn dẹp và khử trùng trong nhà khi có người bị ốm, bệnh dễ lây nhiễm - Ảnh 4.

Làm sạch bằng xà phòng và nước hoặc chất tẩy rửa chuyên dụng cho thảm, màn,... (Ảnh: Internet)

- Khử trùng bằng chất làm sạch theo danh sách (1)

- Nếu có thể hãy hút chân không rồi cất đi.

Giặt ủi đồ:

- Sử dụng nước ấm thích hợp với loại vải và làm khô hoàn toàn

- Mang găng tay và khẩu trang khi xử lý quần áo bẩn của người bệnh

- Làm sạch giỏ đựng quần áo và giỏ giặt sau khi sử dụng

- Rửa tay sạch bằng xà phòng dưới vòi nước sạch sau khi xử lý quần áo bẩn.

Ngoài ra, CDC đặc biệt nhấn mạnh rằng bạn không nên giặt chung đồ của người lành và người bệnh.

Thiết bị điện tử:

- Có thể cân nhắc tới việc đặt một mảnh vải có tác dụng che phủ và lau được lên điện thoại, máy tính bảng, bàn phím, điều khiển từ xa,... để việc lau chùi được dễ dàng hơn

- Nếu cần thiết hãy sử dụng chất khử trùng trong danh sách (1).

Tóm lại

Việc làm sạch các bề mặt trong gia đình là cần thiết, ngay cả trong trường hợp không có ai bị ốm hay mắc các bệnh dễ lây nhiễm. Trong trường hợp có, thì hãy kết hợp thêm việc khử khuẩn bằng các chất chuyên dụng.

Jamie Alan, phó giáo sư dược học và chất độc học tại Đại học bang Michigan nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc đọc hướng dẫn sử dụng trên các loại hóa chất để có thể nắm được các thành phần hoạt tính hay những khuyến cáo cần thiết.

Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 17.451 ca mắc bệnh tay chân miệng, trong đó, có 4 ca tử vong tại Kiên Giang, An Giang và Long An.

Theo hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Việt Nam, so với cùng kỳ năm 2020, số mắc tay chân miệng tăng 4 lần và gia tăng chủ yếu khu vực miền Nam và cục bộ tại một số tỉnh, thành phố như: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Đồng Tháp, An Giang.

Vì thế, khi mà đại dịch covid-19 vẫn đang tiếp diễn và các bệnh truyễn nhiễm mùa hè đang có dấu hiệu gia tăng như tay chân miệng,... thì các gia đình nên duy trì việc dọn dẹp đều đặn này.

Nguồn dịch tham khảo:

1. https://www.epa.gov/coronavirus/about-list-n-disinfectants-coronavirus-covid-19-0

2. https://www.verywellhealth.com/cdc-cleaning-disinfect-guidelines-covid-5121093


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm