Cách đơn giản kiểm tra phình động mạch chủ

Mai Nguyễn
01/07/2025 - 11:30
Cách đơn giản kiểm tra phình động mạch chủ

Cách đơn giản kiểm tra phình động mạch chủ

Bài kiểm tra này do bác sĩ Joe Whittington, người Mỹ, phát minh. Theo Joe Whittington, chỉ cần động tác đơn giản là gập ngón tay cái lại, nó phản ánh độ co giãn của các mô liên kết, từ đó biết được nguy cơ sưng, phình động mạch chủ.

Cách làm như sau: Giơ bàn tay lên, gập ngón tay cái để biết khả năng duỗi xa nhất có thể. Nếu đầu ngón tay vượt qua lòng bàn tay được xem là dương tính. Nếu ngón tay cái nhô ra ngoài lòng bàn tay đồng nghĩa các mô liên kết trong cơ thể đang bị "giãn nở cao", nên nguy cơ phình động mạch chủ cao.

Bác sĩ Joe Whittington còn trích dẫn một nghiên cứu năm 2021 được công bố trên Tạp chí American Journal of Cardiology, trong đó phát hiện ra 60% những người bị phình động mạch chủ có kết quả bài kiểm tra lòng bàn tay và ngón tay cái dương tính. 

Đây là nghiên cứu thực hiện trên 305 bệnh nhân được phẫu thuật tim để điều trị nhiều loại rối loạn khác nhau, trong đó có bệnh lý phình động mạch chủ.

Bệnh phình động mạch chủ gây ra các triệu chứng như hồi hộp, đau mắt, khó thở và loạn thị. Ngoài ra, nó còn có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể, tạo ra các đặc điểm thể chất như khuôn mặt dài và hẹp, chân tay có vẻ quá dài so với phần còn lại của cơ thể và răng mọc chen chúc, mũi và môi mỏng, mắt lồi và da tay, da chân bị lão hóa sớm. 

Những người mắc tình trạng này có nguy cơ bị tách và phình động mạch chủ cao hơn 250 lần so với người bình thường.

"Nếu kết quả là dương tính thì mọi người cũng không nên hoảng sợ bởi có hơn 200 chứng rối loạn ảnh hưởng đến mô liên kết. Vì vậy cần trao đổi với bác sĩ để tầm soát kỹ càng hơn. 

Ba rối loạn mô liên kết liên quan đến động mạch chủ phổ biến nhất là Hội chứng Marfan, Hội chứng Ehlers-Danlos (EDS) và Hội chứng Loeys-Dietz", bác sĩ Joe Whittington cho hay.

Nguồn: WA/DM
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm