pnvnonline@phunuvietnam.vn
Cách sống thông minh, hạnh phúc: Bớt lo chuyện người ta, ít nói lời tầm phào
Có người từng nói: “Trên đời này, bớt lo chuyện người ta, ít nói lời tầm phào, chính là phúc. Nói ít hay nói nhiều cũng không tốt, nhưng nói nhiều ắt sinh ra thị phi. Hãy lo việc của mình, nhìn nhận lỗi sai; đừng tạo rắc rối cho người khác, đừng rước thêm họa cho bản thân”.
Thật vậy! Nhiều người mặc dù cho đi rất nhiều nhưng kèm theo đó là những lời trách móc, cuối cùng thứ nhận về là kết cục phí hoài công sức.
Có lẽ chỉ khi gặp phải bất trắc, con người ta mới nhìn nhận lại bản thân và bắt đầu tu dưỡng tâm tính. Thật ra, tìm nguyên nhân từ chính mình sẽ tốt hơn nhiều so với từ người khác.
Đến một độ tuổi nhất định, có lẽ chúng ta mới biết thu lại cái tôi mạnh mẽ thời thanh xuân nhiệt huyết, tập trung vào hiện tại, trải qua tháng ngày thuộc về mình.
Nhiều người thường dùng tiêu chuẩn cá nhân để đánh giá người khác, thậm chí còn dùng sở thích của bản thân để can thiệp vào cuộc sống không giống mình. Nhưng rồi cũng đến ngày sẽ nhận ra điều đó thật thiếu khôn ngoan.
Trong các mối quan hệ xã hội ngoài kia, sự nhiệt tình quá mức rất dễ trở thành gánh nặng, thậm chí là phiền toái. Nếu mọi thứ đi ngược lại mong muốn, đôi khi bạn còn nhận về sự chỉ trích, “làm ơn mắc oán”.
Cuối cùng, trải nghiệm càng nhiều mới đúc kết, tất cả những cho đi đều đổi thành bài học đắt giá. Hóa ra kiểm soát bản thân mới là sự tu dưỡng tốt nhất mà chúng ta nên theo đuổi cả đời.
Mỗi người cần thích ứng với các môi trường xã hội khác nhau, cuối cùng chọn ra cái phù hợp nhất với nhu cầu và thoải mái nhất, bắt đầu hồi tưởng về những gập ghềnh đã qua, mỉm cười tận hưởng những thăng trầm trong quá khứ.
Con người, chỉ khi bị “tổn thương” thì mới hiểu được phần nào về “nhân tình thế thái”, để rồi tỉnh ngộ mà sống cho mình, biết yêu thương bản thân hơn.
Bản chất con người là một con dao hai lưỡi. Sách giáo khoa dạy chúng ta phải biết nhân ái và nhẫn nhịn. Đến khi bước chân vào xã hội, đường đời nói với chúng ta phải mạnh mẽ và thông minh để cuộc sống suôn sẻ, thuận lợi hơn.
Con người thực tế như vậy, xã hội phức tạp như thế, hãy sống sao thật thông minh, cho dù không học được cũng nên biết một chút, như vậy mới có thể tự bảo vệ mình.
Sự phức tạp của bản chất con người đôi khi ngoài sức tưởng tượng. Nếu muốn sống thoải mái trong thế giới muôn màu này, điều duy nhất chúng ta có thể làm là quản lý bản thân, đối mặt với cuộc sống bằng trái tim nhân hậu và đơn giản là thưởng thức 3 bữa mỗi ngày một cách dung dị nhất.
Thay đổi người khác đã khó, mà thay đổi chính mình càng khó hơn. Nhưng người khác vốn nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, thì dù khó thay đổi bản thân đến đâu, bạn cũng phải ép mình thực hiện. Bởi lẽ, nếu không làm khó bản thân một chút thì “căn bệnh trì hoãn” sẽ độc chiếm hoàn toàn khiến cuộc đời đi xuống.
Chỉ cần không bận tâm về chuyện của người khác, rắc rối của bạn sẽ giảm đi hơn một nửa. Bạn không cần phải giả vờ vì người khác, chỉ giúp đỡ và để tâm khi bản thân thật sự muốn.
Trong thế giới của chính mình, cho cuộc sống có tầm thường thế nào đi nữa, đó vẫn là một loại hạnh phúc không cần cầu kỳ hay xa xỉ. Sống theo chất riêng, cho dù tâm hồn giản đơn như một đứa trẻ, cũng tràn đầy nụ cười và hạnh phúc.
Hà tất phải quan tâm đến ánh mắt của người khác, hãy sưởi ấm và trân trọng bản thân trên đường đời, để khi ngoảnh đầu nhìn lại sẽ không hối tiếc.