Căn bệnh khiến Giáo sư, bác sĩ Tôn Thất Tùng đột ngột qua đời năm 70 tuổi

Đậu Đậu
10/05/2022 - 14:28
Căn bệnh khiến Giáo sư, bác sĩ Tôn Thất Tùng đột ngột qua đời năm 70 tuổi

GS Tôn Thất Tùng đang hướng dẫn học trò trong một giờ giảng giải phẫu

GS Tôn Thất Tùng là 1 vị bác sĩ nổi tiếng, có nhiều đóng góp có ngành y học Việt Nam và thế giới.

Ngày 10/5, Google Doodle tôn vinh Giáo sư Tôn Thất Tùng nhân ngày sinh nhật của ông, gửi kèm lời cảm ơn vị GS vĩ đại đã phá bỏ những giới hạn của phẫu thuật để thay đổi vĩnh viễn y khoa

Google-Doodle-Ton-Th.png

Google Doodle tôn vinh Giáo sư Tôn Thất Tùng.

GS Tôn Thất Tùng là 1 vị bác sĩ nổi tiếng, có nhiều đóng góp có ngành y học Việt Nam và thế giới. Ông sinh năm 1912 và mất năm 1982, hưởng thọ 70 tuổi. Lúc sinh thời, GS Tôn Thất Tùng nổi tiếng bởi xuất thân từ gia đình quý tộc họ Nguyễn nhưng không theo nghiệp học làm quan mà quyết tâm theo ngành y.

Năm 1935, ông theo học tại Trường Y Dược toàn cấp Đông Dương (một trường thành viên của Viện Đại học Đông Dương). 4 năm học tại đây, ông đã thực hiện mổ hơn 200 lá gan và trở thành người đầu tiên thực hiện nghiên cứu tỉ mỉ về gan.

GS Tôn Thất Tùng là 1 trong những người tiên phong xây dựng Trường Đại học Y khoa Hà Nội. Ông cũng được nhớ đến với vai trò là người cách mạng hóa phương pháp phẫu thuật cắt gan cho các bác sĩ trên khắp thế giới. Đồng thời, vị GS đã sáng lập ra phương pháp phẫu thuật mới giúp giảm chảy máu bằng cách thắt chặt các tĩnh mạch gan trước ca mổ, rút ngắn thời gian ca mổ xuống còn 4-8 phút.

Năm 1982, GS Tôn Thất Tùng qua đời đột ngột do một cơn nhồi máu cơ tim, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, các học trò và rất nhiều bệnh nhân đã được cố GS cứu chữa.

Bệnh nhồi máu cơ tim là tên gọi y khoa của cơn đau tim cấp, và cũng là tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh xảy ra khi có hiện tượng một cục huyết khối đột ngột làm tắc động mạch vành, khiến cho mạch máu không chảy đến nuôi được phần cơ tim và làm cho phần cơ tim bị chết đi. Tắc những mạch máu lớn có thể làm cho quả tim của bạn ngừng đập hoặc nó có thể gây ra một rối loạn nhịp chết người.

Triệu chứng cảnh báo rõ ràng nhất của nhồi máu cơ tim đó là đau ngực, cơn đau cũng có thể xuất hiện ở các vị trí khác như đau lưng, đau cổ, đau hàm, đau dạ dày. Hoặc khó thở, lạnh toát mồ hôi, nôn hoặc đau đầu nhẹ.

Nam giới trên 45 và nữ giới trên 50 là những người có nguy cơ cao nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, kể cả những người trẻ cũng có thể có nhồi máu cơ tim nhưng tỷ lệ ít hơn. Đáng nói, người có tiền sử gia đình có nhồi máu cơ tim sớm cũng có nguy cơ cao đối diện với tình trạng này. Ngoài ra người tiểu đường, người bị rối loạn mỡ máu, huyết áp cao, hút thuốc lá, béo phì, ít hoạt động thể lực... cũng là đối tượng dễ bị nhồi máu cơ tim.

Làm sao để phòng ngừa bệnh tim mạch?

Để phòng ngừa bệnh tim, bạn nên hình thành thói quen sinh hoạt lành mạnh, tránh xa thuốc lá, rượu bia, không thức khuya. Đặc biệt, nên thay đổi chế độ ăn cho thật khoa học. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ năm 2012, đến nửa số ca tử vong do bệnh tim ở Hoa Kỳ xuất phát từ khẩu phần ăn uống không lành mạnh hàng ngày.

itk41.jpg

Bạn nên thay đổi thói quen ăn uống như sau:

- Tăng cường trái cây và rau củ quả

- Tăng sử dụng ngũ cốc

- Tăng cường ăn nấm

- Giảm muối

- Giảm đường

- Giảm thịt đóng hộp hoặc đã qua chế biến

cai-thao-nhat-nheo-cho-them-chut-thit-thanh-mon-an-don-gian-nhanh-gon-ma-ngon-het-nac-299646_0-1577092188-111-width800height417.jpeg

Sau tuổi 40 nên kiểm tra cơ thể thường xuyên hàng năm, để kịp thời nắm được tình hình sức khỏe hoặc giảm thiểu khả năng mắc những căn bệnh nguy hiểm. Nếu cơ thể nhận thấy những cơn đau bất thường, hãy kịp thời đi khám.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm