Cán bộ Hội chuyên trách quan tâm tới việc học tập suốt đời

23/06/2017 - 17:23
Chiều 23/6, Hội LHPNVN và Hội khuyến học Việt Nam tổ chức lễ ký kết chương trình phối hợp "Đẩy mạnh hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2017 - 2020", đề ra các nội dung cụ thể triển khai góp phần xây dựng xã hội học tập.
Phát biểu tại lễ ký kết, Ủy viên TƯ Đảng, Chủ tịch Hội LHPNVN Nguyễn Thị Thu Hà cho biết: Hiện nay, tỷ lệ lao động nữ qua đào tạo chỉ đạt 81,7%. Đặc biệt, công nhân nữ qua tuổi 35 bị đào thải ngày càng nhiều. Trong khi đó, một bộ phận không nhỏ phụ nữ vì lý do cuộc sống, gánh vác công việc gia đình, nên việc học tập, rèn luyện đã bị đẩy lùi về phía sau. 
Lãnh đạo Hội LHPNVN bày tỏ quyết tâm thực hiện tốt việc học tập suốt đời trong thời gian tới. Đặc biệt, “toàn bộ cán bộ Hội chuyên trách phải quan tâm tới việc học tập suốt đời; lấy tiêu chí học tập để đánh giá thi đua. Trong năm 2017 sẽ thực hiện ngay yêu cầu: Mỗi cán bộ phải có ít nhất 1 chuyên đề nghiên cứu sâu/năm”.
Phát biểu tại lễ ký kết, Ủy viên TƯ Đảng, Chủ tịch Hội LHPNVN Nguyễn Thị Thu Hà cho biết: Hiện nay, tỷ lệ lao động nữ qua đào tạo chỉ đạt 81,7%. Đặc biệt, công nhân nữ qua tuổi 35 bị đào thải ngày càng nhiều. Trong khi đó, một bộ phận không nhỏ phụ nữ vì lý do cuộc sống, gánh vác công việc gia đình, nên việc học tập, rèn luyện đã bị đẩy lùi về phía sau. Lãnh đạo Hội LHPNVN bày tỏ quyết tâm thực hiện tốt việc học tập suốt đời trong thời gian tới. Đặc biệt, “toàn bộ cán bộ Hội chuyên trách phải quan tâm tới việc học tập suốt đời; lấy tiêu chí học tập để đánh giá thi đua. Trong năm 2017 sẽ thực hiện ngay yêu cầu: Mỗi cán bộ phải có ít nhất 1 chuyên đề nghiên cứu sâu/năm”.
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, khẳng định: Phụ nữ đang chiếm hơn 50% dân số, là lực lượng lao động chính. Việc khuyến khích học tập sẽ tập trung vào người trưởng thành, đặc biệt là các cơ quan TƯ, nơi cần tập trung khuyến khích học tập, nâng cao trình độ, bởi đây là nơi hoạch định chính sách, tham mưu chủ trương, mỗi cán bộ không có trình độ thì chính sách không thể đi vào cuộc sống.
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, khẳng định: Phụ nữ đang chiếm hơn 50% dân số, là lực lượng lao động chính. Việc khuyến khích học tập sẽ tập trung vào người trưởng thành, đặc biệt là các cơ quan TƯ, nơi cần tập trung khuyến khích học tập, nâng cao trình độ, bởi đây là nơi hoạch định chính sách, tham mưu chủ trương, mỗi cán bộ không có trình độ thì chính sách không thể đi vào cuộc sống.
Nội dung chương trình phối hợp trong giai đoạn 2017 - 2020, Hội LHPNVN chỉ đạo Hội LHPN các cấp, cơ quan truyền thông trực thuộc tích cực tuyên truyền về khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; lồng ghép khuyến học với các phong trào, cuộc vận động của Hội; vận động phụ nữ, hội viên học tập, tham gia “gia đình học tập”, “dòng họ học tập”, cộng đồng học tập” và đơn vị học tập”; khuyến khích cán bộ Hội chuyên trách các cấp hăng hái học tập suốt đời...
Nội dung chương trình phối hợp trong giai đoạn 2017 - 2020, Hội LHPNVN chỉ đạo Hội LHPN các cấp, cơ quan truyền thông trực thuộc tích cực tuyên truyền về khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; lồng ghép khuyến học với các phong trào, cuộc vận động của Hội; vận động phụ nữ, hội viên học tập, tham gia “gia đình học tập”, “dòng họ học tập”, cộng đồng học tập” và đơn vị học tập”; khuyến khích cán bộ Hội chuyên trách các cấp hăng hái học tập suốt đời...
Hội Khuyến học Việt Nam thực hiện lồng ghép tuyên truyền khuyến học vào các phong trào, cuộc vận động của Hội LHPNVN; phối hợp tổ chức xóa mù chữ có hội viên, phụ nữ trẻ em gái, đặc biệt vùng khó khăn dân tộc thiểu số; tổ chức đánh giá công nhận “đơn vị học tập” với Hội LHPN các cấp...
Hội Khuyến học Việt Nam thực hiện lồng ghép tuyên truyền khuyến học vào các phong trào, cuộc vận động của Hội LHPNVN; phối hợp tổ chức xóa mù chữ có hội viên, phụ nữ trẻ em gái, đặc biệt vùng khó khăn dân tộc thiểu số; tổ chức đánh giá công nhận “đơn vị học tập” với Hội LHPN các cấp...
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm