Cận cảnh chế tác trâu dát vàng "gây sốt" thị trường Tết Tân Sửu

H.Y
16/01/2021 - 19:51
Cận cảnh chế tác trâu dát vàng "gây sốt" thị trường Tết Tân Sửu

Cận cảnh chế tác trâu dát vàng

Là biểu tượng của sự may mắn, thịnh vượng, tượng trâu dát vàng với nhiều mức giá khác nhau đang là sản phẩm được nhiều người săn lùng dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 này.

Những năm gần đây, xu hướng trưng bày, biếu, tặng vật phẩm con giáp phong thủy đã trở nên thịnh hành.

Đây được cho là món quà mang giá trị tinh thần, mang ý nghĩa về sự may mắn, thịnh vượng cho gia chủ.

Nắm bắt được thị hiếu đó, chuẩn bị cho Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, nhiều sản phẩm có hình trâu dát vàng được các cơ sở kinh doanh tung ra thị trường.

Đã có 6 năm liên tiếp tham gia mảng thị trường con giáp phong thuỷ này, đại diện Tập đoàn gốm Gia tộc Việt cho biết, năm nay, bộ sản phẩm trâu mạ vàng của đơn vị này có nhiều phiên bản được dung hoà các tỉ lệ khác như vàng, kim cương, đá quý…, mức giá giao động từ 8 triệu đến 99 triệu đồng/sản phẩm, tuỳ thuộc và nhu cầu và sự lựa chọn của khách hàng.

Cận cảnh chế tác trâu dát vàng "gây sốt" thị trường Tết Tân Sửu - Ảnh 1.

Sản phẩm cầu kỳ tinh xảo, trải qua 36 công đoạn, chế tác trong 2.352 giờ thủ công (98 ngày)

Cận cảnh chế tác trâu dát vàng "gây sốt" thị trường Tết Tân Sửu - Ảnh 2.

Nguyên liệu lựa chọn cho sản phẩm trâu mạ vàng rất khắt khe và cầu kỳ. Đất phải từ đất thiêng của Đức Thánh Trần, vàng phải từ làng Kiêu Kỵ trăm năm.

Cận cảnh chế tác trâu dát vàng "gây sốt" thị trường Tết Tân Sửu - Ảnh 3.

Cận cảnh chế tác trâu dát vàng "gây sốt" thị trường Tết Tân Sửu - Ảnh 4.

Cận cảnh chế tác trâu dát vàng "gây sốt" thị trường Tết Tân Sửu - Ảnh 5.

Trâu vàng được sử dụng dòng men hỏa vũ (vũ điệu của lửa) tạo nên màu sắc “biến ảo” hết sức tự nhiên.

Cận cảnh chế tác trâu dát vàng "gây sốt" thị trường Tết Tân Sửu - Ảnh 6.

Trâu vàng được tạo nên với 1.800 nhát búa dát mỏng,

Cận cảnh chế tác trâu dát vàng "gây sốt" thị trường Tết Tân Sửu - Ảnh 7.

Nói về cảm hứng của bộ sản phẩm trâu vàng năm nay, đại diện gốm Gia tộc Việt cho biết: “Năm Kỷ Sửu 1749, trong giai đoạn Trịnh Nguyễn phân tranh, nghĩa quân của Nguyễn Hữu Cầu bị bao vây bốn phía, không còn đường thoát. Tại tình thế hiểm nguy đó, ông được “Trâu Thần” báo mộng, sử dụng quân đoàn “Hỏa Ngưu”, trang bị vũ khí tiến công quân địch. Đó chính là chiến thuật “Hỏa Ngưu Trận” được lưu truyền trong “Binh Thư Yếu Lược” của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn”.

Cận cảnh chế tác trâu dát vàng "gây sốt" thị trường Tết Tân Sửu - Ảnh 8.

Với sản phẩm “Ngưu Thiên Vương” năm nay, đơn vị này muốn nhắn nhủ khách hàng của mình: “Hạnh phúc là hành trình, thành công là đích đến. “Không bỏ cuộc” không phải là bản năng mà là sự lựa chọn. Mỗi khi chúng ta nghĩ đến việc “buông tay” trước những thách thức của cuộc đời, hãy nhìn vào “Ngưu Thiên Vương” để “nạp” thêm năng lượng, ý chí, sự đồng lòng để cùng hướng tới tương lai tươi đẹp đang ở phía trước”.

Clip cận cảnh chế tác sản phẩm “Ngưu Thiên Vương”:

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm