Cảnh giác với những điểm tương đồng của bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết

HT
22/12/2020 - 12:55
Cảnh giác với những điểm tương đồng của bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết
Thời tiết thuận lợi tạo điều kiện cho virus và ký sinh trùng phát triển gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó có tay chân miệng và sốt xuất huyết. Hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu của từng loại bệnh giúp điều trị dễ dàng hơn và phòng tránh đúng cách.

Tay chân miệng và sốt xuất huyết đều là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Chúng có khả năng lây lan nhanh và bùng phát thành dịch khi gặp điều kiện thích hợp. Để phòng tránh bệnh lây lan, bên cạnh việc vệ sinh môi trường, cá nhân sạch sẽ, cần hiểu rõ các triệu chứng để có biện pháp cách ly phù hợp.

1. Nhận biết bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết bằng cách nào?

Ngoài dấu hiệu thường thấy là sốt và phát ban, cả tay chân miệng và sốt xuất huyết đều có những triệu chứng riêng rất dễ phân biệt.

1.1. Bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là một loại bệnh do virus đường ruột thuộc họ Picornaviridae gây ra. Bệnh dễ lây từ người này sang người khác khi tiếp xúc với các dịch tiết mũi, họng, nước bọt, dịch từ các bọng nước hoặc phân của người bệnh.

Đối tượng dễ mắc tay chân miệng là trẻ em dưới 5 tuổi. Trong đó trẻ em dưới 3 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.

Mặc dù được các bác sĩ chuyên khoa đánh giá là bệnh lành tính. Tuy nhiên nếu bệnh nhân không được chăm sóc và điều trị đúng cách có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như: Viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp tính...dẫn đến tử vong.

Các dấu hiệu đặc trưng của bệnh bao gồm:

- Sốt nhẹ hoặc sốt cao là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Sốt cao liên tục và không phản ứng với thuốc hạ sốt là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng.

- Nổi ban, gây tổn thương da: Đây là dấu hiệu thường thấy khi trẻ bị tay chân miệng. Dấu hiệu này thường xuất hiện trong 1 - 2 ngày sau khi phát bệnh. Những nốt hồng ban có đường kính vài mm, sau đó trở thành bọng nước.

- Nốt ban thường xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, ngón tay, xung quanh miệng, bên trong lưỡi, họng. Chúng khiến trẻ bị đau họng, rát ở răng miệng, chảy nhiều nước bọt.

- Những nốt ban xung quanh miệng khi trở thành bọng nước gây loét miệng. Đường kinh vết loét từ 4 - 8mm. Chúng xuất hiện ở trong miệng, trên lưỡi và vòm miệng khiến bé gặp khó khăn khi ăn, nuốt.

- Ngoài ra trẻ bị bệnh thường có dấu hiệu mệt mỏi, biếng ăn và tiêu chảy.

=>> Đọc thêm bài viết: Bác sĩ BV Nhi đồng hướng dẫn nhận diện chính xác dấu hiệu bệnh tay chân miệng theo giai đoạn

Cảnh giác với bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết để phòng tránh đúng cách - Ảnh 1.

Nổi bọng nước là dấu hiệu đặc trưng của bệnh tay chân miệng - Ảnh: Internet

1.2. Bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue ký sinh ở muỗi vằn gây nên. Bệnh thường bùng phát từ tháng 7 đến tháng 11 hàng năm. Sốt xuất huyết thường kéo dài trung bình từ 7 - 10 ngày. Bệnh không nguy hiểm nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách.

Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết bao gồm:

- Sốt cao đột ngột từ 39 - 40 độ, khó hạ sốt. Triệu chứng có thể kéo dài từ 2 - 7 ngày kèm theo đau đầu dữ dội, nổi mẩn, phát ban da.

- Ở thể bệnh nặng, sốt xuất huyết kèm theo các dấu hiệu như: Chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy mái chân răng, bầm tím ở chỗ tiêm kèm theo nôn mửa, đi cầu phân đen.

- Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người mệt mỏi, lo lắng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp.

Khi xuất hiện các dấu hiệu của thể bệnh nặng nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Cảnh giác với bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết để phòng tránh đúng cách - Ảnh 2.

Tay chân miệng và sốt xuất huyết có những dấu hiệu riêng dễ phân biệt - Ảnh: Internet

2. Chăm sóc người bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết

Chăm sóc bệnh nhân tay chân miệng và sốt xuất huyết đúng cách giúp tránh những biến chứng nguy hiểm.

2.1. Chăm sóc bệnh nhân tay chân miệng

Trong trường hợp trẻ bị tay chân miệng chỉ xuất hiện triệu chứng mụn nước và loét miệng, phụ huynh nên chăm sóc theo các bước sau:

- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Cho trẻ uống thuốc hạ sốt và giảm đau paracetamol nếu sốt trên 38,5 độ. Trong trường hợp trẻ bị sốt cao liên tục, không phản ứng với thuốc hạ sốt, bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

- Chế độ ăn uống của trẻ cần đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng. Bị tay chân miệng khiến bé đau khi nhai, nuốt. Do đó cần cho bé ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa và uống nhiều nước mát.

- Vệ sinh sạch sẽ cơ thể trẻ, tắm rửa nhẹ nhàng mỗi ngày. Sử dụng dung dịch sát khuẩn bôi lên vết thương hở ngoài da để phòng tránh bội nhiễm. Cho bé súc miệng bằng nước muối sinh lý, nhỏ mắt, mũi thường xuyên. Khử trùng quần áp bằng dung dịch sát khuẩn trước khi sử dụng.

- Không để bé gãi, chọc vào các bọng nước trên da. Không sử dụng các loại thuốc chống viêm khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Khi chăm sóc trẻ cần phải đeo khẩu trang, rửa tay sạch bằng xà phòng sát khuẩn để tránh lây lan.

- Khi trẻ có các dấu hiệu sốt cao kéo dài, quấy khóc dai dẳng, nôn nhiều, ngủ li bì, hay bị giật mình...bạn cần đưa bé đến bệnh viện ngay để điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Cảnh giác với bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết để phòng tránh đúng cách - Ảnh 3.

Trẻ bị tay chân miệng và sốt xuất huyết cần có chế độ dinh dưỡng đặc biệt - Ảnh: Internet

2.2. Chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết nhẹ thường không nguy hiểm đến tính mạng. Bạn hoàn toàn có thể chăm sóc tại nhà bằng các phương pháp dưới đây.

- Theo dõi nhiệt độ thường xuyên cho trẻ bằng nhiệt kế, vài giờ một lần. Điều này phải được thực hiện sát sao vì thời điểm nguy hiểm nhất của sốt xuất huyết là khi hết sốt. Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi tuyệt đối, không hoạt động, tránh mặc nhiều quần áo.

- Khi sốt cao trên 38,5 độ C cần phải uống thuốc hạ sốt theo liều lượng, 6 giờ/lần. 1 giờ sau khi uống thuốc cần tiến hành đo lại thân nhiệt. Nếu trẻ hạ sốt dưới 38,5 độc C thì chỉ cần lau người bằng nước ấm.

- Người bệnh sốt xuất huyết cần uống nhiều nước. Có thể cho trẻ uống nước pha từ oresol hoặc nước cam, chanh tươi giàu vitamin C. Cho bé ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hoá, như cháo, súp, sữa...

- Áp dụng chế đọ nghỉ ngơi khoa học để trẻ mau lành bệnh Tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ Nếu trẻ đang bú mẹ thì tăng thêm số lần cho ăn và kéo dài thời gian.

- Nếu trẻ có các triệu chứng nôn nhiều, đau bụng, quấy khóc, tay chân lạnh, tím, chảy máu mũi...lập tức đưa bé đến bệnh việc để được điều trị kịp thời.

=>> Tìm hiểu thêm bệnh sốt xuất huyết qua bài viết: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng nhanh, chuyên gia hướng dẫn cách phòng ngừa và điều trị tại nhà đơn giản mà hữu hiệu

Cảnh giác với bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết để phòng tránh đúng cách - Ảnh 4.

Kiểm tra nhiệt độ thường xuyên khi trẻ bị tay chân miệng và sốt xuất huyết - Ảnh: Internet

3. Cách phòng tránh bệnh

Để kiểm soát tay chân miệng và sốt xuất huyết vào mùa dịch, chúng ta cần lưu ý những điểm dưới đây.

3.1. Phòng tránh bệnh tay chân miệng

- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ môi trường sống và cơ thể của mỗi người. Lau dọn sạch sẽ nhà ở, khu vực sinh hoạt, vui chơi của trẻ.

- Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi nấu ăn hoặc cho trẻ ăn, sau khi vệ sinh, thay tã cho trẻ. Đặc biệt lưu ý sau khi tiếp xúc với các bọng nước, dịch tiết của người bệnh.

- Vệ sinh sạch sẽ các vật dụng dễ chưa mầm bệnh như đồ chơi, bàn ghế, tay nắm cửa...bằng chất khử trùng và nước sạch nhiều lần.

- Tránh tiếp xúc gần với người bệnh như ôm, hôn, dùng chung đồ...Nên tiến hành cách ly tại nhà ngay khi có dấu hiệu để tránh lây lan đến khi hoàn toàn khỏi bệnh.

- Đeo khẩu trang, che mũi, miệng khi hắt hơi, ho. Sau đó rửa sạch tay bằng xà phòng. Xử lý rác thải, tã lót, khăn giấy đúng cách. Tránh xả bừa bãi ra môi trường gây ra nguy cơ bùng phát dịch.

Cảnh giác với bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết để phòng tránh đúng cách - Ảnh 5.

Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn để ngăn ngừa tay chân miệng - Ảnh: Internet

3.2. Phòng tránh bệnh sốt xuất huyết

- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, đậy kín các dụng cụ chứa nước để ngăn cản muỗi đẻ trứng, sinh sống. Thường xuyên diệt loăng quăng, giữ gìn nhà ở thoáng mát, khô ráo.

- Mắc màn khi ngủ để đề phòng muỗi đốt, tiến hành phun hóa chất phòng dịch vào thời điểm giao mùa.

- Thường xuyên rửa tay, chân cho trẻ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh.

- Đeo khẩu trang, giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Rửa tay bằng xà phòng sau khi chăm sóc, tiếp xúc với người bệnh.

Trên đây là một số thông tin quan trọng về bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết bạn cần lưu ý để biết cách phòng tránh và bảo vệ sức khoẻ khi mùa dịch đến.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm