Trước đó, ở Kon Tum đã xảy ra tai nạn giao thông làm nhiều người thương von, trong đó có 1 nạn nhân nhiễm HIV. Khi đưa đi cấp cứu thì chưa biết là người nhiễm HIV nên mọi người không phòng hộ.
Trong khi cấp cứu người bị nạn, có 17 y bác sĩ và 7 người dân có liên quan nghi ngờ phơi nhiễm HIV khi làm nhiệm vụ cấp cứu, vận chuyển bệnh nhân vào viện, tiếp xúc trực tiếp với máu của người nhiễm.
Trước tình hình trên, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị trực thuộc hỗ trợ địa phương Tiến hành tư vấn, sàng lọc và cấp thuốc ARV điều trị phơi nhiễm HIV ngay cho những người có liên quan đến ca cấp cứu người nhiễm HIV theo qui định. Trong đó, cấp thuốc ARV miễn phí cho cả những người dân trực tiếp tham gia cấp cứu người bị nạn.
Đồng thời, hướng dẫn việc tiệt trùng, xử lý, mai táng người nhiễm và các vật dụng liên quan theo qui định. Ngoài ra, tổ chức thăm hỏi, động viên những người dân và các cán bộ y tế đã tích cực, dũng cảm tham gia cấp cứu người bị nạn; tổ chức tuyên truyền về dự phòng phơi nhiễm.
Bộ cũng yêu cầu Sở Y tế Kontum ngay lập tức báo cáo bằng văn bản về vụ việc trên.
Hiện cơ quan chức năng đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn trên.
Khi có nguy cơ phơi nhiễm HIV cần làm gì?
Theo các chuyên gia, phơi nhiễm với HIV (exposure) được hiểu là tình huống có tiếp xúc với dịch tiết có khả năng mang mầm bệnh HIV. Một tình huống được xem là phơi nhiễm có nguy cơ phải thỏa mãn 2 yếu tố, gồm: Dịch tiết có nguy cơ lây nhiễm, được kể đến nhiều nhất là máu, dịch âm đạo, tinh dịch và sữa mẹ; có yếu tố ngõ vào: Vết thương hở, đâm xuyên da, tiếp xúc vào niêm mạc (mắt, mũi, miệng, âm đạo, hậu môn…).
Khi có nguy cơ bị phơi nhiễm HIV, trước hết cần xử lý vết thương ngay tại chỗ: Đối với những tổn thương da gây chảy máu, cần rửa ngay vết thương dưới vòi nước sạch (lưu ý là không được kỳ cọ vết thương, chỉ để vòi nước xối vào vết thương). Sau đó, để vết thương chảy máu trong một thời gian ngắn, tuyệt đối không nặn máu mà để máu tự chảy. Cuối cùng, rửa kỹ vết thương bằng xà phòng và nước sạch, rồi sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn, như: Dakin, javel 1/10 hoặc cồn 70 độ trong thời gian ít nhất 5 phút.
Cần tiến hành điều trị ARV ngay cho người bị phơi nhiễm, đặc biệt là những người có nguy cơ lây nhiễm cao, càng sớm càng tốt. Tốt nhất là điều trị ARV sớm 2-6 giờ sau khi bị phơi nhiễm và không nên điều trị muộn sau 72 giờ. Thời gian điều trị ARV kéo dài trong 4 tuần. Trong thời gian điều trị dự phòng ARV, cần theo dõi tác dụng phụ của thuốc ARV. Đồng thời, người bị phơi nhiễm cần xét nghiệm HIV sau 1, 3 và 6 tháng kể từ thời điểm bị phơi nhiễm. Sau 6 tháng xét nghiệm HIV mà cho kết quả HIV (-), người bị phơi nhiễm có thể yên tâm rằng đã không bị lây nhiễm HIV trong tình huống đó. Trường hợp có kết quả HIV ( ) thì người nhiễm sẽ tiếp tục được điều trị ARV tại các phòng khám điều trị ngoại trú dành cho người nhiễm HIVphơi nhiễm nào cũng dẫn đến nhiễm