Cập nhật COVID-19 ngày 17/4: Phát hiện triệu chứng mắc COVID-19 mới kỳ lạ trên chân bệnh nhân

Hoàng Dương (Dịch từ CNN, Daily Mail)
17/04/2020 - 12:00
Cập nhật COVID-19 ngày 17/4: Phát hiện triệu chứng mắc COVID-19 mới kỳ lạ trên chân bệnh nhân
Các bác sĩ ở Tây Ban Nha, Pháp và Italy đã phát hiện triệu chứng kỳ lạ của COVID-19 ở bàn chân của một số bệnh nhân.

Vết loét màu tím đỏ ở chân có thể là dấu hiệu COVID-19

Theo New York Post, các bác sĩ da liễu Tây Ban Nha đã cảnh báo rằng một số bệnh nhân COVID-19 đã đồng thời phát triển các vết loét màu tím trên bàn chân của họ. Chúng là những tổn thương màu tím, rất giống với bệnh thủy đậu, sởi hoặc cước tay chân, thường xuất hiện trên các ngón chân và thường tự lành mà không để lại dấu vết.

Cập nhật COVID-19 ngày 17/4: Phát hiện triệu chứng mắc COVID-19 mới kỳ lạ trên chân bệnh nhân - Ảnh 1.

Một nhóm các chuyên gia Tây Ban Nha phát hiện bệnh nhân mắc COVID-19 có thể được xác định sớm thông qua các tổn thương ở bàn chân "tương tự như bệnh thủy đậu".

Các chuyên gia y tế cho biết, triệu chứng kỳ lạ được quan sát thấy ở hầu hết các bệnh nhân COVID-19 là trẻ em và thanh thiếu niên ở Ý, Pháp và Tây Ban Nha. Nhưng một số báo cáo cũng cho thấy xảy ra ở một số người lớn. 

Hội đồng chung các trường về chuyên khoa chân Tây Ban Nha đã kêu gọi các trường đại học và các thành viên của mình cảnh giác vì đây có thể là dấu hiệu phát hiện COVID-19 để tránh lây nhiễm.

Tuy nhiên, hội đồng cũng cho biết cần có thêm bằng chứng khoa học để xác nhận mối liên hệ giữa các dấu hiệu và bệnh COVID-19, nhưng các bác sĩ da liễu vẫn nên cảnh báo công chúng đề cao cảnh giác.

Bệnh nhân COVID-19 nặng ra viện sau 6 ngày thử nghiệm thuốc Remdesivir ở Mỹ

CNN dẫn lại tin của STAT News cho biết bệnh nhân COVID-19 - những người được thử nghiệm thuốc Remdesivir đã được phục hồi một cách nhanh chóng sau khi họ đã xem video thảo luận giữa các chuyên gia về cuộc thử nghiệm này.

Cập nhật COVID-19 ngày 17/4: Phát hiện triệu chứng mắc COVID-19 mới kỳ lạ trên chân bệnh nhân - Ảnh 2.

Các bệnh nhân tham gia thử nghiệm lâm sàng về thuốc đều có triệu chứng hô hấp và sốt nặng, nhưng đã có thể rời bệnh viện sau chưa đầy một tuần điều trị, STAT News dẫn lời bác sĩ dẫn đầu thử nghiệm cho biết.

“Tin tốt nhất là hầu hết bệnh nhân của chúng tôi đã được xuất viện. Chúng tôi chỉ có hai bệnh nhân tử vong”, Tiến sĩ Kathleen Mullane, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Chicago, người dẫn đầu thử nghiệm lâm sàng cho biết. “Hầu hết các bệnh nhân của chúng tôi đều bị nặng nhưng phần lớn đã ra viện sau 6 ngày, vì vậy thời gian điều trị có thể không phải là 10 ngày”.

Hiện chưa có biện pháp chữa trị COVID-19 nào được phê duyệt. Tuy nhiên, Viện Y tế Quốc gia Mỹ đang tổ chức thử nghiệm một số loại thuốc và các phương pháp điều trị, trong đó có Remdesivir.

Thuốc Remdesivir được sản xuất bởi Gilead Science, đã được thử nghiệm trong dịch Ebola nhưng không mấy hiệu quả. Dù vậy, nhiều nghiên cứu trên động vật cho thấy loại thuốc này có thể ngăn ngừa và điều trị virus corona liên quan đến COVID-19, bao gồm cả dịch viêm đường hô hấp cấp SARS và viêm hô hấp Trung Đông MERS.

Hiện phía Gilead cho biết họ cần phải phân tích và nghiên cứu thêm trước khi rút ra kết luận chính thức để xác định sự an toàn và hiệu quả của Remdesivir với COVID-19.

Các chuyên gia Hàn phân tích nguyên nhân hơn 140 bệnh nhân khỏi COVID-19 tái dương tính

Tính đến 16/4, tại Hàn Quốc đã có 141 bệnh nhân COVID-19 hồi phục tái dương tính với virus corona chủng mới (SARS-CoV-2), theo Reuters dẫn số liệu từ Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC). 

Cập nhật COVID-19 ngày 17/4: Phát hiện triệu chứng mắc COVID-19 mới kỳ lạ trên chân bệnh nhân - Ảnh 3.

Có tới hơn 140 bệnh nhân được chữa khỏi COVID-19 ở Hàn Quốc tái dương tính. Ảnh: Reuters

Lý giải tại sao lại xảy ra điều này, nhà virus học Kim Jeong-ki thuộc Trường Dược của Đại học Hàn Quốc cho biết: “Các xét nghiệm RT-PCR chính xác tới 95%. Điều này có nghĩa vẫn có 2-5% số cuộc xét nghiệm cho ra kết quả âm tính hoặc dương tính giả” Phương pháp xét nghiệm sinh học phân tử RT-PCR hiện đang được áp dụng ở Hàn Quốc được xem là chính xác, nhưng giới chuyên gia cho rằng có những cách có thể cho ra kết quả sai hoặc không thống nhất đối với số lượng nhỏ bệnh nhân.

Chuyên gia về vắc xin Seol Dai-wu tại Đại học Chung-Ang thì cho rằng có thể do dấu vết còn lại của virus corona chủng mới trong bệnh nhân ở mức quá thấp nên không bị phát hiện khi xét nghiệm.

Trong khi đó, Phó giám đốc KCDC Kwon Jun-wook cho rằng các xét nghiệm có thể quá nhạy nên phát hiện được cả mức virus thấp dù có thể không gây hại, dẫn đến kết quả dương tính mới ở bệnh nhân đã hồi phục.

Ngoài ra, giáo sư về bệnh truyền nhiễm Eom Joong-sika tại Trung tâm Y khoa thuộc Đại học Gachon (Hàn Quốc) lại cho rằng các xét nghiệm COVID-19 có thể gặp vấn đề nếu mẫu bệnh phẩm được thu thập không đúng cách.

Cập nhật COVID-19 ngày 17/4: Phát hiện triệu chứng mắc COVID-19 mới kỳ lạ trên chân bệnh nhân - Ảnh 4.

Cập nhật COVID-19 ngày 17/4: Phát hiện triệu chứng mắc COVID-19 mới kỳ lạ trên chân bệnh nhân - Ảnh 5.

Cập nhật COVID-19 ngày 17/4: Phát hiện triệu chứng mắc COVID-19 mới kỳ lạ trên chân bệnh nhân - Ảnh 6.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm