pnvnonline@phunuvietnam.vn
Câu đố: Con gì không có lông mà lại có cánh, bay hoài không biết mỏi?
Hãy thử thách khả năng tư duy, trí tưởng tượng của bạn với câu đố thú vị dưới đây nhé:
Con gì không có lông mà lại có cánh, bay hoài không biết mỏi?
Mới nghe thì khá phức tạp, thế nhưng đáp án thì không quá đánh đố đâu. Bạn có nghĩ ra được đó là con gì không? Bật mí, đây là một "con" vô cùng quen thuộc với tuổi thơ mỗi người, nhất là khi mùa hè đến. Con này không cố định một hình dạng mà vô cùng phong phú, có thể hình cánh bướm, nhân vật hoạt hình, thuyền buồm... với rất nhiều kích thước.
Đến đây chắc hẳn bạn đã đoán được đây là con gì rồi. Đáp án chính là Con diểu. Diều cũng được gọi là con, tuy nhiên không phải là một loài động vật. Nó có cánh, không có lông và tất nhiên là bay được.
Diều xuất hiện ở Trung Quốc cách đây 2800 năm, ông tổ của trò thả diều là Lỗ Ban. Chiếc diều đầu tiên làm bằng gỗ, sau thay bằng trúc và giấy. Chiếc diều nhờ gió để bay lên, nên diều có ý nghĩa như sự vương lên trong cuộc sống, bay cao bay xa như diều.
Thả diều từ lâu đã trở thành một thú chơi dân dã, thanh tao của người Việt. Diều truyền thống của Việt Nam vốn khá đơn giản về kiểu dáng và màu sắc, chủ yếu tập trung vào hai loại là diều cánh cung và cánh tiên, thường làm bằng giấy xi măng hay giấy báo, nilon...
Diều truyền thống của Việt Nam vốn khá đơn giản về kiểu dáng và màu sắc, chủ yếu tập trung vào hai loại là diều cánh cung và cánh tiên, thường làm bằng giấy xi măng hay giấy báo, nilon... Hiện nay, diều trên thị trường xuất hiện nhiều mẫu mã đẹp thu hút cùng các chất liệu phong phú. Có những cánh diều gắn sáo, khi diều bay cao, tiếng sáo du dương trầm bổng.
Tuy nhiên, những người trẻ ở vùng quê vẫn thích tự tay làm diều bằng giấy. Điều này không chỉ tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ, mà còn giúp bảo vệ môi trường bằng cách sử dụng các vật liệu tái chế. Các bạn có thể sử dụng giấy cũ để tự làm diều cho mình và trang trí con diều sau khi hoàn thành để nó trông đẹp hơn trên bầu trời.