Câu đố Tiếng Việt: "Chân gần đầu, râu gần mắt, lưng còng co quắp mà bơi rất tài. Đố là con gì?"

Ứng Hà Chi
30/06/2022 - 05:40
Câu đố Tiếng Việt: "Chân gần đầu, râu gần mắt, lưng còng co quắp mà bơi rất tài. Đố là con gì?"
Không hiểu con vật được nhắc tới trong câu đố này là con gì?

Giải câu đố là một hình thức học tập và giải trí không thể thiếu trong giáo dục. Câu đố mang lại nhiều lợi ích cho chúng ta như: Giúp phát triển tư duy, nâng cao khả năng phán đoán và suy luận, phát triển ngôn ngữ, cải thiện khả năng nhạy bén, phát huy trí tưởng tưởng, tích lũy vốn kiến thức đa dạng. Ngoài ra, việc thường xuyên chơi giải đố còn giúp tinh thần thư giãn và cải thiện được kỹ năng giao tiếp với mọi người xung quanh.

Nếu bạn là người thích chơi giải đố thì không thể không biết đến chương trình Nhanh như chớp – nơi tổng hợp những câu hỏi "hack não". Một trong những câu hỏi thú vị mà chương trình từng đưa ra là: 

"Chân gần đầu, râu gần mắt, lưng còng co quắp mà bơi rất tài. Đố là con gì?".

Câu đố Tiếng Việt: "Chân gần đầu, râu gần mắt, lưng còng co quắp mà bơi rất tài. Đố là con gì?" – Chỉ số IQ cực cao mới đoán đúng! - Ảnh 1.

Nguồn: Nhanh như chớp.

Nghe câu đố, người chơi cùng khán giả đứng hình vài giây trước sự hóc búa. Sau một hồi suy nghĩ, người chơi không có câu trả lời cho mình. Đáp án được MC Trường Giang công bố là: CON TÔM.

Cho những ai chưa biết, tôm chỉ phần lớn các loài động vật giáp xác. Chúng đa phần là động vật ăn tạp dưới nước, bao gồm các loài sống ở nước biển như tôm hùm càng và các loài sống ở vùng nước ngọt như: Tôm đồng, tôm càng xanh. Chúng di chuyển trong nước, có thể bò bằng chân hoặc trong một số trường hợp có thể bơi ngược bằng cách gập người để thoát hiểm. 

Nhìn từ bề ngoài vào, cơ thể tôm được chia thành 2 phần: Phần thứ nhất là đầu và ngực hợp nhất và phần thứ hai là phần bụng dài hẹp. Toàn bộ cơ thể của tôm được bảo vệ bằng lớp vỏ kitin cứng. Trong đó phần vỏ ở đầu ngực, hay còn gọi là vỏ giáp/mai thường cứng và dày hơn so với các phần khác. Vỏ giáp bao bọc mang và phần lớn cơ quan nội tạng của tôm. 

Câu đố Tiếng Việt: "Chân gần đầu, râu gần mắt, lưng còng co quắp mà bơi rất tài. Đố là con gì?" – Chỉ số IQ cực cao mới đoán đúng! - Ảnh 2.

Con tôm. (Ảnh minh họa)

Mắt của tôm là mắt kép, có thể nhìn toàn cảnh và có khả năng nhận biết tốt các chuyển động xung quanh. Tuy nhiên, một số loài tôm mù không có thị lực phát triển do thích ứng với môi trường sống chui dưới bùn. Tôm có 2 cặp ăng ten nhô lên từ đầu vỏ giác, có cảm biến xúc giác, khứu giác và vị giác. Ăng ten dài giúp tôm định hướng trong môi trường, còn ăng ten ngắn giúp đánh giá mức độ phù hợp của thức ăn hoặc con mồi.

Phần bụng tôm chứa chủ yếu cơ bắp – tức là phần thịt khai thác trong thực phẩm phục vụ con người. Các hệ thống cơ quan bên trong của tôm được phân chia thành các nhóm: Hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ tim mạch, hệ sinh dục, hệ tiết niệu, hệ cơ. 

Tôm có calci chủ yếu từ thịt, chân và càng rất có lợi cho xương, đặc biệt là đối với trẻ em. Tôm chứa nhiều axit béo omega như EPA và DHA mang lại lợi ích cho não và giúp tăng cường thị giác ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, đưa tôm vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày là việc làm quan trọng đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú và người trong độ tuổi sinh sản. Vỏ tôm tuy chứa ít nhưng cũng đủ để phát triển dinh dưỡng cho trẻ thiếu sắt và calci. 

Tôm sau khi luộc sẽ có màu đỏ do trong vỏ chứa nhiều loại sắc tố. Không nên chế biến tôm cùng bí đỏ vì bí đỏ có tính hàn, vị ngọt, có công dụng điều trị hen suyễn, giải nhiệt hiệu quả; còn tôm có tính ấm, vị ngọt, mặn, có công dụng bổ thận tráng dương, bổ khí kiệm vị, chống ung thư. Nếu kết hợp 2 loại thực phẩm này sẽ dẫn tới bị bệnh kiết lỵ (một chứng bệnh nguy hiểm hơn cả bệnh tiêu chảy), gây tổn hại nhất định tới sức khỏe con người. 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm