pnvnonline@phunuvietnam.vn
CEO công ty giáo dục khuyên người trẻ: Hôn nhân cần thực tế, công việc thì phải chọn việc khó mà làm
Cách đây một thời gian, Du Mẫn Hồng, người sáng lập New Oriental (nhà cung cấp các dịch vụ giáo dục tư nhân nổi tiếng ở Trung Quốc), đã có cuộc trò chuyện trực tiếp với Tiết Triệu Phong, một nhà kinh tế học nổi tiếng.
Họ nói về những thất bại và mất mát trong những năm đầu khởi nghiệp, những bối rối và lo lắng mà những người trẻ phải trải qua, cùng những "toan tính" và "vật chất" trong thực tế hôn nhân.
Hai người đàn ông có tuổi đời cộng lại hơn 100 tuổi đã đưa ra một góc nhìn khác về những vấn đề này.
Hôn nhân thực ra là một mối quan hệ đối tác
Nhìn nhận tình yêu dưới góc độ kinh tế, có lẽ sẽ khó thoát khỏi cái mác "vật chất" nhưng với Tiết Triệu Phong, anh cho rằng việc xét một số yếu tố "vật chất" trong tình yêu và hôn nhân không phải là điều xấu.
Nhà kinh tế Tiết Triệu Phong cho rằng nhiều bạn trẻ ngày nay thường nhầm lẫn giữa cái khó khăn của tình yêu và công việc: Khi tình yêu không suôn sẻ, họ thất vọng nhưng đồng thời cũng dũng cảm hơn; còn công việc thì ngược lại, nếu làm việc chăm chỉ mà không ai nhìn nhận, họ sẽ không muốn nỗ lực nữa.
Theo quan điểm của anh, đây thực sự là một sự hiểu lầm về trọng tâm của cuộc sống.
Anh cho rằng, hôn nhân thực chất là hợp tác để mở một cơ sở kinh doanh, có đầu vào và đầu ra.
Đầu vào là gì? - Vẻ ngoài, sự quan tâm, thời gian, tiền bạc.
Đầu ra là gì? - Tình yêu, cảm giác an toàn và con cái.
Chúng ta cần xem xét quá trình sản xuất để xem các yếu tố sản xuất này có bổ sung cho nhau hay không.
Trước khi bước vào một cuộc hôn nhân, hãy cân nhắc đầu vào và đầu ra.
Vậy, "Người phụ nữ yêu cầu người đàn ông phải có tiền, quà đính hôn và thậm chí là nhà trước khi kết hôn. Đây có phải là yêu cầu bình thường không?", đối mặt với câu hỏi này của Dư Mẫn Hồng, Triệu Tiết Phong ngay lập tức bày tỏ sự ủng hộ.
Trong một bộ phim có tên "Ode to joy", một trong những nhân vật nữ chính một lần nữa gặp lại bạn trai cũ của mình, người bạn trai cũ muốn hai người quay lại với nhau.
Lúc này, cô ấy không nói không rằng, chỉ lấy sổ tay ra, liệt kê chi phí sinh hoạt hàng tháng của mình:
1. Tiền thuê nhà: 6 triệu mỗi tháng, chia đôi ra, là 3 triệu một người.
2. Quần áo: mua quần áo, giày dép, túi xách hàng tháng, 3 triệu.
3. Ăn uống: 3 triệu.
4. Mỹ phẩm chăm sóc da: 1 triệu
5. Tiền ăn uống với bạn bè: 2 triệu
6. Gửi cho bố mẹ: 3 triệu
7. Chi phí linh tinh: 2 triệu
Tổng cộng 20 triệu, nữ chính tính xong bình tĩnh nói:
"Mức lương hiện tại của tôi chỉ đủ để duy trì mức sống như vậy. Nếu anh nói rằng anh nuôi tôi, vậy anh có thể đảm bảo rằng mức sống của tôi sẽ không bị hạ thấp trong tương lai không?"
Tình yêu có thể mù quáng, nhưng đã kết hôn thì dù sao cũng phải đối mặt với cơm áo gạo tiền.
Hôn nhân có một mặt lãng mạn, nhưng nó cũng vẫn còn một mặt thực tế hơn.
Mỗi người, trước khi bước vào hôn nhân, việc cân nhắc "đầu vào, đầu ra" là điều tất yếu.
Cuộc trò chuyện của hai người đàn ông không phủ nhận vẻ đẹp của tình yêu đôi lứa, nhưng những miêu tả sắc bén về bản chất của hôn nhân mới là điều mà nhiều bạn trẻ có "bộ não si tình" thực sự cần lưu tâm.
Khi bạn hiểu được bản chất của sự "hợp tác" trong hôn nhân, bạn cũng sẽ hiểu được cuộc sống.
Khi còn trẻ, bạn cần thử và kiên trì
Cách đây không lâu, câu chuyện những người trẻ "giả vờ đi làm" thu hút sự chú ý rộng rãi của cộng đồng mạng, nguyên nhân là bởi "sợ bố mẹ lo lắng", "sợ bố mẹ không hiểu", "sợ bố mẹ không nuôi", "sợ bố mẹ mất mặt" …
Một trong những cô gái đến từ Tô Châu, Trung Quốc đã giả vờ đi làm từ năm 2019.
Cô gái ấy là một sinh viên tài năng trở về từ Vương quốc Anh và cũng từng giảng dạy tại các trường cao đẳng và đại học, nhưng kể từ khi mất việc vào tháng 12 năm 2019, cô ấy đã ngừng làm việc.
Trong mắt gia đình, cô ấy hiện là một chân chạy việc trong một cơ sở đào tạo, "phụ trách đăng ký khóa học, phục vụ trà rót nước, điều chỉnh máy chiếu, với mức lương hàng tháng là 4.600 nhân dân tệ. Buổi tối còn phải ở lại để khóa cửa, về tới nhà thì đã là nửa đêm."
Trên thực tế, sau khi ra khỏi nhà, cô ấy đến rạp chiếu phim, hiệu sách và phòng trà; cô ấy sẽ chụp ảnh phòng làm việc nào đó và gửi cho bố mẹ để họ biết là mình đang đi làm; nếu về nhà sớm, cô ấy sẽ ở sân tennis tầng dưới đợi cả nhà ngủ say rồi mới lên nhà…
Hầu như toàn bộ chi phí sinh hoạt của cô gái đều do bố mẹ chu cấp, cô cũng cố gắng muốn quay trở lại với cuộc sống của một "người bình thường", nhưng áp lực của thực tế khiến cô gần như tự nguyện lựa chọn từ bỏ.
Khi nói đến tương lai, cô ấy rất bối rối, nhưng không biết làm thế nào để thay đổi.
Ngày nay, vẫn còn nhiều bạn trẻ thích sử dụng cách làm ngu ngốc như vậy.
Một số người trong số họ chọn cách giấu giếm người nhà vì họ bị cho thôi việc, một số người vì một thời gian không tìm được công việc như ý muốn và thấy rằng thực tế khác xa với lý tưởng, và một số lại mất động lực vì đã quen với việc nói dối…
Có lẽ, thứ họ thiếu chính là trí tưởng tượng cho tương lai: trong nhiều trường hợp, vì chúng ta có niềm tin, nên sẽ có cơ hội. Có kiến thức, bạn mới có thể tưởng tượng ra thế giới bên ngoài.
Khi còn trẻ, tất cả những gì chúng ta cần làm là thử và sai và kiên trì.
Bạn biết đấy, người trẻ thực ra sở hữu cái vốn rất lớn, họ chỉ ở mức "nghèo" nhất thời chứ không phải "nghèo" mãi mãi.
Như Lôi Quân, người sáng lập ra Xiaomi đã nói:
"Tất cả những thất bại và khó khăn mà bạn trải qua, ngay cả những điều tưởng chừng như vô nghĩa để giết thời gian, sẽ trở thành tài sản quan trọng nhất và quý giá nhất của bạn."
Có người đặt câu hỏi như này: "Từ quan điểm kinh tế, một người có những khả năng nào sẽ khiến một người trở nên có giá trị hơn trong tương lai?"
Câu trả lời của nhà kinh tế Tiết Triệu Phong là:
Một là khả năng học tập; hai là độ tin cậy.
Ai cũng có một mức độ bốc đồng nào đó, nhưng thứ phân biệt người này với người kia chính là sự bình tĩnh và khả năng duy trì thói quen học tập suốt đời.
Mong rằng bạn có thể có cho mình một cuộc hôn nhân tốt đẹp, làm việc chăm chỉ, không ngừng học tập, đáng tin cậy, và trở thành một người "chất lượng cao".