Khi vừa ra mắt vào năm ngoái, thuốc xịt Fluenz Tetra có chứa gelatin lợn đã gây tranh cãi và bị các bậc cha mẹ Hồi giáo phản đói. Vấn đề này một lần nữa được nhấn mạnh trước khi thuốc này phổ biến toàn quốc.
Vào thời điểm đó, Hiệp hội Ăn chay đã coi việc sử dụng gelatin lợn trong 3 loại vắc xin là “đáng thất vọng”. Trong khi Hội đồng Hồi giáo Anh cho biết, thuốc xịt sẽ chỉ được phép sử dụng, nếu không có phương pháp thay thế nào khác và dịch bệnh cúm gây nguy hiểm đến tính mạng.
Tháng tới, tất cả trẻ em khỏe mạnh từ 2 đến 10 tuổi, tại Anh, sẽ được cung cấp thuốc xịt Fluenz Tetra để tăng khả năng miễn dịch. Tuy nhiên, việc áp dụng thuốc ở những vùng có tỷ lệ người Hồi giáo cao “thấp hơn đáng kể” so với mức trung bình, theo tờ Telegraph.
Tiến sĩ Shuja Shafi - Chủ tịch Ủy ban nghiên cứu và dữ liệu của Hội đồng Hồi giáo Anh cho biết: “Chúng tôi đã tham khảo ý kiến của các học giả và đó là quan điểm của họ. Chúng tôi cần một loại vắc-xin khác.”
Năm ngoái, tiến sĩ Shafi đã kêu gọi các bác sĩ tìm ra “giải pháp lâu dài” cho vấn đề trên. Nhưng sau đó, 2 loại vắc-xin khác là MMR VaxPro và Zostavax vẫn chứa gelatine.
Một phiên bản tiêm của thuốc xịt không chứa gelatine lợn được coi là haram, đã ra đời, nhưng hiện chỉ dành cho trẻ em có nguy cơ cúm cao. Giải pháp thay thế này được cho là “ít hiệu quả hơn”, vì nó ít có khả năng làm giảm sự lây lan của bệnh cúm và có thể cần đến 2 liều.
Tiến sĩ Mary Ramsay - người đứng đầu về lĩnh vực tiêm chủng tại Cơ quan Y tế cộng đồng Anh, chia sẻ với tờ Telegraph: “Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là đảm bảo vắc xin là an toàn và hiệu quả... Cơ quan Y tế cộng đồng Anh khuyến khích các bậc cha mẹ tìm kiếm lời khuyên từ đức tin hay cộng đồng các nhà lãnh đạo của họ để đưa ra quyết định của mình.”
Tại sao gelatine được sử dụng trong vắc xin?
Gelatine được sử dụng trong vắc xin cúm cho trẻ em, vì đây là chất ổn định hiệu quả, giúp bảo quản thuốc và đảm bảo thuốc an toàn và hiệu quả trong khi được bảo quản và vận chuyển.
Gelatine trong thuốc xịt Fluenz Tetra đến từ collagen được tìm thấy trong gân, dây chằng, xương và sụn của lợn.
Theo Chính phủ Anh, trong khi gelatine trong thực phẩm có thể rắn như kẹo cao su, thì loại gelatin này được tinh chế hơn và phân hủy thành các phân tử nhỏ, không còn chứa dấu vết DNA thịt lợn.
Mặc dù cũng có những phương pháp thay thế cho loại vắc xin cúm có chứa gelatine, nhưng chúng ít hiệu quả hơn so với thuốc nhỏ mũi loại này ở trẻ em.
Các mũi tiêm không cần gelatine đang được phát triển, thử nghiệm, tuy nhiên vẫn phải mất nhiều năm nữa chúng mới có thể nhận được sự chấp thuận.
Cơ quan Y tế cộng đồng Anh cho biết, cộng đồng Hồi giáo đã gặp vấn đề với việc đưa gelatin lợn vào vắc xin, vì đạo Hồi cấm ăn hoặc sử dụng các sản phẩm từ động vật.