Chăm sóc sức khỏe bệnh nhân ung thư khi dịch Covid-19 bùng phát

Minh Ngọc
09/04/2020 - 09:41
Chăm sóc sức khỏe bệnh nhân ung thư khi dịch Covid-19 bùng phát
Người bệnh ung thư thuộc nhóm có nguy cơ tử vong cao nếu như nhiễm COVID-19. Đây là nhóm đặc biệt nhạy cảm trước những tác động của bên ngoài, do vậy cần có kế hoạch chăm sóc sức khỏe bệnh nhân ung thư trong thơi gian này.

Chăm sóc sức khỏe người bị ung thư trong giai đoạn này trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết. Người ung thư có nguy cơ nhiễm COVID-19 cao hơn các nhóm còn lại do hệ miễn dịch suy yếu và các tác nhân khác trong quá trình điều trị như hóa trị, xạ trị.

Ngoài ra, nếu người bệnh ung thư là người lớn tuổi hoặc đang có bệnh lý nền thì việc chăm sóc lúc này cần được ưu tiên hàng đầu.

Những người mắc ung thư, nhất là u lympho, đa u tủy hoặc các bệnh bạch cầu có nguy cơ nhiễm trùng cao nhất. Đặc điểm của những loại ung thư này là gây ra nhiều thay đổi khiến hệ miễn dịch không thể hoạt động tốt như bình thường.

Những người gần đây đã phẫu thuật ung thư và những người đang điều trị tích cực bằng hóa trị, xạ trị, liệu pháp nhắm mục tiêu hoặc liệu pháp miễn dịch cũng có thể có nguy cơ cao hơn. Một số phương pháp điều trị, chẳng hạn như cấy ghép tế bào gốc hoặc tủy xương, liên quan đến việc cho dùng thuốc liều cao có thể gây suy yếu hệ thống miễn dịch trong thời gian dài. Nhưng hầu hết những người đã điều trị xong (đặc biệt nếu cách đây nhiều năm) có thể có một hệ thống miễn dịch tương đối ổn định.

Người nhà có bệnh nhân ung thư trong giai đoạn này cần giữ liên lạc với bác sĩ điều trị, hoặc trung tâm y tế địa phương để dự phòng cho trường hợp người bệnh nhiễm COVID-19. Ngoài ra, việc thường xuyên trao đổi với nhóm điều trị cũng giúp người nhà có kế hoạch chăm sóc người bệnh tốt hơn.

1. Giảm nguy cơ mắc bệnh

Trong giai đoạn này, người bệnh ung thư cần thực hiện giãn cách xã hội càng nhiều càng tốt. Việc làm này có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, người bệnh ung thư nên:

- Ở nhà càng nhiều càng tốt

- Hạn chế tiếp xúc càng ít càng tốt

- Giữ liên lạc với nhóm chăm sóc hoặc nhóm điều trị

- Chuẩn bị sẵn sàng cho những thay đổi trong kế hoạch điều trị

2. Kế hoạch chăm sóc

- Không cho người bệnh UNG THƯ đi du lịch lúc này

- Thực hiện quy tắc của địa phương về việc đi du lịch hoặc rời khỏi nơi cư trú

- Tránh đám đông và hạn chế đến những nơi công cộng

- Ở nhà nhiều nhất có thể

- Trao đổi thường xuyên với nhóm chăm sóc sức khỏe và thiết lập các cuộc hẹn khám định kỳ tại nhà nếu được.

- Nếu phải đi ra ngoài, hãy rửa tay bằng nước rửa tay khô và rửa bằng xà phòng khi về nhà.

- Nếu bắt buộc phải đến bệnh viện, nên chỉ có 1 người đi cùng. Người này phải là người khỏe mạnh và không có bệnh lý nền.

- Hãy chuẩn bị phương án xấu nhất nếu bệnh viện điều trị của bạn có người nhiễm COVID-19.

Nguyên tắc phòng tránh khi ở nhà

- Thường xuyên sử dụng chất khử trùng để loại bỏ vi khuẩn, virus bám trên các bề mặt vật dụng chẳng hạn như tay nắm cửa, điện thoại, bàn phím...

- Rửa tay bằng xà phòng it nhất là trong 20 giây, lau sạch những vật dụng vừa mang ra ngoài như ví tiền, điện thoại...

- Rửa tay sau khi đi vệ sinh, xì mũi, ho hoặc hắt hơi.

- Rửa tay sau khi chạm vào động vật, thu gom rác hoặc lấy rác.

- Rửa tay sau khi chạm vào vật dụng được người khác sử dụng.

Việc rửa tay giúp người bệnh ung thư tránh khỏi nguy cơ nhiễm trùng.

Nếu phát hiện triệu chứng COVID-19 ở người ung thư

Nếu bạn nghi ngờ có triệu chứng của COVID-19, cần báo ngay với trung tâm chăm sóc sức khỏe tại địa phương hoặc nhóm điều trị để được hướng dẫn. Các triệu chứng nghi ngờ bao gồm: ho, sốt (trên 38 độ 5), người mệt mỏi, mất sức... Một số người cũng có thể bị tiêu chảy hoặc buồn nôn trước khi các triệu chứng khác xảy ra.

Một số triệu chứng nghiêm trọng hơn và có nghĩa là bạn cần được giúp đỡ ngay lập tức. Nếu bạn nhận thấy các triệu chứng sau đây ở chính bạn hoặc người bạn đang chăm sóc thì phải gọi ngay cho sở y tế địa phương. Các dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng của COVID-19 bao gồm:

- Khó thở

- Đau ngực, cảm thấy ngực bị đè nặng

- Mất ý thức

Ngoài ra, để phòng tránh COVID-19, CDC khuyến nghị người lớn nên có từ 7 đến 9 giờ ngủ mỗi đêm, kết hợp ăn một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây, rau và ngũ cốc. Ăn ít ngũ cốc tinh chế, thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn và thịt cừu) và thịt chế biến (xúc xích, giăm bông, thịt xông khói, xúc xích, và một số loại thịt nguội), món tráng miệng, các sản phẩm từ sữa giàu chất béo và thực phẩm chiên. Uống nhiều nước, hạn chế đồ ngọt và rượu bia.

Để cải thiện tâm trạng khi ở trong nhà lâu ngày, bạn nên hướng dẫn người bệnh ung thư tập luyện, hít thở sâu. Ngoài ra, cần giữ liên lạc với người thân, bạn bè, xem phim, chơi game, nghe nhạc,... để giải trí giúp hạn chế căng thẳng trong mùa dịch.

Chăm sóc sức khỏe bệnh nhân ung thư khi dịch bùng phát - Ảnh 2.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm