Chế độ dinh dưỡng giúp người cận thị tăng cường thị lực và không tăng độ

HT
12/01/2021 - 13:31
Chế độ dinh dưỡng giúp người cận thị tăng cường thị lực và không tăng độ
Chế độ dinh dưỡng của người cận thị có vai trò vô cùng quan trọng trong việc cải thiện thị lực, hạn chế tăng độ và giữ gìn đôi mắt khoẻ mạnh. Dưới đây là các nhóm thực phẩm cần bổ sung cho người cận thị để nuôi dưỡng và bảo vệ đôi mắt của bạn.

Bên cạnh các thói quen tốt thì chế độ dinh dưỡng của người cận thị cũng rất quan trọng. Có thể nói, đây là một trong những tác nhân chính giúp bạn bảo vệ đôi mắt khỏe đẹp. Bổ sung các nhóm thực phẩm giàu vitamin, Axit béo Omega - 3, lutein, zeaxanthin, kẽm... là cách cải thiện tình trạng mắt hiệu quả, giúp hạn chế tăng độ và tăng cường thị lực.

Dưới đây là một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng của người cận thị mà mọi người bị cận thị đều cần biết để bảo vệ mắt khỏe.

1. Bổ sung vitamin cho đôi mắt khỏe đẹp

Vitamin và khoáng chất là những yếu tố không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của người cận thị. Việc bổ sung thêm vitamin và khoáng chất vào chế độ dinh dưỡng của người cận thị giúp họ cải thiện thị lực, cho đôi mắt sáng khỏe hơn. Vậy những loại vitamin và khoáng chất nào tốt cho đôi mắt của bạn?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì có tất cả 9 loại vitamin và khoáng chất tốt cho hoạt động của mắt. Vì thế bạn không thể bỏ qua chúng trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Đó là các loại: Vitamin A, E, C, B6, B9, B12, Riboflavin, Niacin, Lutein & Zeaxanthin, Axit béo & Omega 3, cuối cùng là Thiamine.

Chế độ dinh dưỡng của người cận thị giúp tăng cường thị lực và không tăng độ - Ảnh 1.

Cần bổ sung vitamin A trong chế độ dinh dưỡng của người cận thị - Ảnh: Internet

- Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, Vitamin A có tác dụng bảo vệ mắt khỏi các tác nhân gây bệnh. Nó có vai trò quan trọng đối với thị lực, nhất là việc duy trì giác mạc rõ ràng. Bên cạnh đó chế độ dinh dưỡng giàu vitamin A còn có thể làm giảm nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng, giữ cho đôi mắt khỏe đẹp.

- Nhiều nguyên nhân gây giảm thị lực có liên quan đến stress oxy hoá. Một tác nhân làm mất sự cân bằng giữa các chất chống oxy hóa và gốc tự do trong cơ thể. Vitamin E có khả năng chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ tế bào mắt khỏi sự phá hủy của các gốc tự do.

Bên cạnh đó Vitamin E còn có tác dụng ngăn ngừa đục thủy tinh thể. Vì thế, nhóm thực phẩm giàu vitamin E được khuyến khích sử dụng trong chế độ dinh dưỡng cho người cận thị.

- Vitamin C là chất cần thiết để tái tạo collagen, một loại Protein thiết yếu cho cấu trúc của mắt. Đặc biệt là bên trong giác mạc và màng cứng. Bổ sung vitamin C cho cơ thể giúp làm giảm nguy cơ đục thủy tinh thể, hạn chế giảm thị lực ở người cận thị.

>> Nguyên nhân gây đau mắt đỏ và nguy cơ làm giảm thị lực nguy hiểm

- Nhóm Vitamin B6, B9, B12 rất cần thiết để bảo vệ đôi mắt khỏe đẹp. Đây là các loại vitamin có khả năng làm giảm độ homocysteine. Chúng là một loại protein xấu trong cơ thể làm tăng nguy cơ thoái hóa điểm vàng.

- Vitamin B2 (Riboflavin) là chất chống oxy hoá. Nó có khả năng làm giảm căng thẳng oxy hóa trong cơ thể, bao gồm đôi mắt của bạn. Bổ sung vitamin B2 vào chế độ dinh dưỡng cho người cận thị giúp ngăn ngừa đục thủy tinh thể, tăng cường thị lực.

- Vitamin B3 (Niacin), ngoài chức năng chính là chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, nó còn có thể hoạt động như một chất chống oxy hoá. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, Niacin có thể ngăn ngừa bệnh tăng nhãn áp, bảo vệ thần kinh thị giác tránh khỏi những thương tổn.

- Lutein và Zeaxanthin là một phần của họ Carotenoid, nhóm hợp chất có lợi cho mắt giúp lọc ánh sáng xanh có hại tiềm ẩn, bảo vệ mắt khỏi hư hại.

- Axit béo và Omega 3 có vai trò hình thành các tế bào của mắt. Bên cạnh đó Omega - 3 có đặc tính kháng viêm, giúp ngăn ngừa bệnh võng mạc. Ngoài ra Omega - 3 còn rất tốt cho người bị khô màng mắt. Nó giúp mắt tiết nhiều nước hơn, khắc phục tình trạng khô mắt, khó chịu, nhìn mờ.

- Vitamin B1, một dưỡng chất cần thiết trong chế độ dinh dưỡng của người cận thị. Vitamin B1 có khả năng chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Đồng thời nó giúp làm giảm nguy cơ đục thủy tinh thể ở người bệnh.

2. Tăng cường trái cây tươi trong chế độ dinh dưỡng của người cận thị

Bổ sung trái cây tươi trong chế độ dinh dưỡng của người cận thị là điều vô cùng cần thiết. Bởi trái cây tươi chứa hàng loạt các dưỡng chất thiết yếu giúp cho đôi mắt khỏe mạnh hơn. Một số loại trái cây tốt cho mắt có thể kể đến như: Đu đủ, cam, mít, măng cụt, thanh long, na, bưởi,...

- Đu đủ là loại quả giàu vitamin C, B, Kali, Magie,... tốt cho hệ tiêu hoá, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Các dưỡng chất có trong đu đủ còn giúp bảo vệ đôi mắt khỏi các tác nhân gây hại.

Thành phần vitamin B, C dồi dào trong đu đủ còn giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm về mắt, từ đó tăng cường thị lực cho người bị cận thị.

Chế độ dinh dưỡng của người cận thị giúp tăng cường thị lực và không tăng độ - Ảnh 2.

Bổ sung trái cây tươi trong chế độ dinh dưỡng của người cận thị - Ảnh: Internet

- Mít là loại trái cây giàu vitamin, protein và khoáng chất. Lượng vitamin C dồi dào trong mít có tác dụng làm giảm nguy cơ đục thủy tinh thể. Đồng thời hạn chế tình trạng giảm thị lực do thoái hóa điểm vàng ở mắt.

- Măng cụt chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe của đôi mắt. Thành phần chất chống oxy hóa và vitamin B dồi dào trong măng cụt làm giảm nguy cơ các bệnh về mắt, tránh tăng độ do cận thị.

- Thanh long giàu vitamin A và carotene tốt cho võng mạc. Đồng thời, nó còn có tác dụng làm tăng độ sáng và tầm nhìn, giúp đôi mắt sáng khỏe hơn.

- Na chứa lượng lớn vitamin C và chất chống oxy hóa Polyphenolic có tác dụng giúp mắt sáng và khỏe mạnh.

- Các loại trái cây cam, quýt, bưởi giàu vitamin C và các dưỡng chất cần thiết cho mắt. Uống nước cam, quýt tươi mỗi ngày giúp ngăn ngừa đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, tăng cường thị lực.

3. Bổ sung thêm nhóm thực phẩm giàu khoáng chất

Khoáng chất có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của đôi mắt. Một số nhóm khoáng chất bạn cần bổ sung cho cơ thể khi bị cận thị như kẽm, crom, canxi... có trong các loại thực phẩm hàng ngày.

- Hàm lượng kẽm có vai trò rất quan trọng trong võng mạc và mi mắt. Nó có vai trò bảo vệ mắt, chống lại các dấu hiệu thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác, Đồng thời ngăn cản các tác nhân gây suy giảm thị lực.

Kẽm đóng vai trò quan trọng với hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể. Nhất là quá trình phân giải, tổng hợp axit nucleic, protein... Đối với mắt, kẽm có tác dụng giúp máu lưu thông dễ dàng. Đồng thời làm giảm các dấu hiệu khô, rát, mệt mỏi, khó chịu ở mắt. Do đó, để tăng cường thị lực, chúng ta nên bổ sung kẽm vào chế độ dinh dưỡng của người bị cận thị.

Chế độ dinh dưỡng của người cận thị giúp tăng cường thị lực và không tăng độ - Ảnh 3.

Bổ sung thực phẩm giàu kẽm trong chế độ dinh dưỡng của người cận thị - Ảnh: Internet

Bạn có thể bổ sung kẽm cho cơ thể bằng cách ăn các loại thực phẩm như trứng, sữa, sò biển, cua, cá, tôm, mực...

- Crom có tác động tích cực đến thị giác, góp phần tăng cường sức khỏe cho đôi mắt của bạn. Thiếu crom khiến nhân mắt dễ bị lồi ra, tăng độ nhanh hơn. Để ngăn cản tình trạng này chúng ta cần bổ sung crom trong chế độ dinh dưỡng của người cận thị.

Crom có trong các loại thực phẩm họ đậu, ngũ cốc, quả nam việt quất, chuối, táo, khoai tây, cà chua, cà rốt... Bên cạnh đó nó cũng được tìm thấy trong các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật như trứng, thịt, cá, gan bò, sữa và các phụ phẩm từ sữa.

- Không chỉ có vai trò thiết yếu trong việc phát triển xương, canxi còn là khoáng chất giúp tăng cường sức khỏe cho đôi mắt của bạn. Canxi giúp ngăn chặn tình trạng bị giãn nhãn cầu, nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực.

Một số loại thực phẩm giàu canxi bạn có thể bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của người cận thị như: Hải sản, tôm, cua, cá, trứng đậu tương, sữa, ...

4. Tăng cường nhóm thực phẩm giàu beta caroten

Beta caroten là tiền chất để tổng hợp vitamin A-. Đây là một loại vitamin vô cùng cần thiết cho đôi mắt. Beta caroten là tiền thân tốt nhất của vitamin A, có tác dụng tuyệt vời với sức khỏe của mắt.

Dưỡng chất giúp tạo thành rhodopsin, một loại sắc tố nhạy cảm với ánh sáng ở võng mạc. Nó giúp cho võng mạc cảm nhận được các hình ảnh trong điều kiện thiếu sáng. Từ đó, có khả năng làm chậm lại sự tiến triển của bệnh thoái hóa điểm vàng, giảm nguy cơ mù loà.

Là tiền chất của vitamin A, Beta caroten giúp tăng cường thị lực, cải thiện tình trạng cận thị. Bạn có thể tìm thấy Beta caroten trong các loại rau, củ có màu. Nhất là các loại rau củ có màu cam, xanh và đỏ như cà rốt, cà chua, bí đỏ, gấc, đu đủ, khoai lang...

5. Bổ sung nhóm thực phẩm kiềm tính và Selen

- Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thực phẩm chứa kiềm tốt cho đôi mắt cận thị. Một số thực phẩm có tính kiềm tốt cho mắt là rau củ, hoa quả tươi và các loại đậu.

- Trong khi đó selen được biết đến là một chất có độc tính mạnh. Tuy nhiên, cơ thể chúng ta vẫn cần một lượng nhất định bên trong võng mạc. Selen có tác dụng làm sáng mắt do sự điều hòa của quá trình sản sinh các gốc tự do bên trong võng mạc. Bên cạnh đó, chất này còn có tác dụng bảo đảm sự toàn vẹn của thủy tinh thể, ngăn ngừa các bệnh liên quan.

Thiếu selen gây ảnh hưởng đến sự nhanh nhạy của thị lực, phát sinh cận thị và các bệnh về mắt. Do đó chúng ta cần bổ sung selen trong chế độ dinh dưỡng của người cận thị bằng cách ăn các loại tôm, cá, sò, hến, bột mì, gạo lứt, đậu tương, vừng, tỏi, hành tây, nấm...

Bên cạnh việc bổ sung các nhóm chất trên, photpho cũng rất quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của người cận thị. Vì thế bạn cần lưu ý để chăm sóc tốt cho đôi mắt của mình.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm