Chỉ cần có 1 trong 7 tật xấu này, người làm sếp đừng trách tại sao nhân viên rời bỏ mình

Hữu Long
31/08/2020 - 07:53
Chỉ cần có 1 trong 7 tật xấu này, người làm sếp đừng trách tại sao nhân viên rời bỏ mình
Người làm sếp thường có xu hướng đổ lỗi cho mọi thứ khi nhắc đến việc nhân viên rời bỏ công ty mà không nghĩ thật sự mình là căn nguyên.

1. Không có nguyên tắc làm việc rõ ràng, không thực hiện cam kết

Xây dựng nguyên tắc hoạt động của công ty dựa trên một nền tảng rõ ràng, khoa học và hợp lý là điều đầu tiên và quan trọng nhất mà mọi doanh nghiệp cần thực hiện. Dù có thể nguyên tắc đó chưa hoàn hảo, nhưng người làm sếp phải cho nhân viên thấy sự cố gắng, nỗ lực trong việc quản lý và tạo ra trật tự của công ty.

Chỉ cần có 1 trong 7 "tật xấu" này, người làm sếp đừng trách tại sao nhân viên rời bỏ mình - Ảnh 1.

Thêm một vấn đề mà các nhà lãnh đạo cần lưu ý là: Xây dựng hình ảnh bản thân dựa vào sự tín nhiệm chứ không phải quyền lực. Chỉ khi mọi nhân viên đều tin tưởng vào lãnh đạo thì họ mới toàn tâm toàn ý hoàn thành công việc được giao. Đánh mất niềm tin với nhân viên cũng chính là đánh mất sự tôn trọng của họ đối với người lãnh đạo. Và tất nhiên, khi không đủ niềm tin, sẽ chẳng có gì ngạc nhiên nếu nhân viên không thực hiện đúng nguyên tắc hoạt động mà sếp đã đưa ra.

2. Không công nhận thành tích cá nhân

Đây là một trong những lỗi cơ bản và phổ biến mà hầu hết các nhà lãnh đạo đều mắc phải. Họ thường khiển trách khi nhân viên mắc lỗi hoặc hiệu suất làm việc kém nhưng lại hoàn toàn lờ đi khi nhân viên làm việc tốt. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu suất, tinh thần làm việc của nhân viên và trở thành nguyên nhân khiến họ không thực sự cống hiến hết mình cho công việc.

Chỉ cần có 1 trong 7 "tật xấu" này, người làm sếp đừng trách tại sao nhân viên rời bỏ mình - Ảnh 2.

Hãy xây dựng một chế độ khen thưởng cụ thể, thường xuyên để khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên. Bất kỳ ai cũng muốn được người khác công nhận khả năng của mình, đặc biệt là khi họ đã cố gắng rất nhiều để đóng góp cho tập thể. Đừng nghĩ rằng chỉ vài lời khen sáo rỗng hay một cái vỗ vai động viên đã thỏa mãn được họ. Nhân viên muốn công lao của mình được ghi nhận và công khai cho mọi người.

3. Giữ lại những nhân viên không đủ năng lực vì một lý do nào đó

Nếu để những cá thể yếu ớt tồn tại trong môi trường làm việc cạnh tranh, họ sẽ là những người kéo cả tập thể đi xuống và gây ra mất đoàn kết trong nội bộ công ty. Đặc biệt, những nhân viên thực sự có năng lực sẽ cảm thấy chán nản và không muốn tiếp tục cống hiến khi những nỗ lực của họ không được đền đáp xứng đáng.

Chỉ cần có 1 trong 7 "tật xấu" này, người làm sếp đừng trách tại sao nhân viên rời bỏ mình - Ảnh 3.

Thêm nữa, khi những người không đủ năng lực đảm nhiệm công việc, họ sẽ dễ đưa ra những quyết định sai lầm và sự nhìn nhận sai lệch sẽ khiến những nhân viên khác ức chế tinh thần làm việc và dẫn đến nghỉ việc.Những nhân viên làm việc chăm chỉ, có năng lực luôn muốn làm việc với các đồng nghiệp có cùng chí hướng.

Trao cơ hội phát triển cho người không phù hợp đồng nghĩa với việc cướp mất cơ hội của những nhân viên khác có năng lực hơn. Điều này vừa làm giảm hiệu suất lao động tập thể, vừa gây sự bất mãn cho nhân viên.

4. Không quan tâm nhân viên, bắt họ làm việc quá sức

Khi được hỏi lý do nghỉ việc, hơn một nửa nhân viên nói rằng vấn đề nằm ở mối quan hệ giữa họ với sếp. Trên thực tế, hiệu suất công việc có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào cách cư xử của sếp. Nếu sếp chỉ coi nhân viên như một cỗ máy kiếm tiền thì kết quả công việc sẽ không bao giờ được như ý muốn.

Chỉ cần có 1 trong 7 "tật xấu" này, người làm sếp đừng trách tại sao nhân viên rời bỏ mình - Ảnh 4.

Vì vậy, thay vì chỉ dừng lại ở các bản báo cáo, các cuộc họp tổng kết, sếp nên thường xuyên có những buổi nói chuyện để lắng nghe những phản hồi và ý kiến đóng góp của nhân viên trong công việc. Đặc biệt, cũng nên xem xét những thế mạnh đặc biệt của từng nhân viên để sắp xếp công việc phù hợp và khuyến khích sự phát triển của họ.

5. Mục tiêu không phù hợp

Mục tiêu là động lực để hoàn thành công việc nhưng sẽ biến thành quả tạ treo lơ lửng trên đầu nhân viên nếu quá nặng và quá xa vời. Nhà lãnh đạo tài giỏi là người biết cách cân bằng giữa lợi ích của công ty với những người lao động và đặt ra mục tiêu phù hợp với từng cá nhân để khuyến khích tinh thần làm việc của họ.

Chỉ cần có 1 trong 7 "tật xấu" này, người làm sếp đừng trách tại sao nhân viên rời bỏ mình - Ảnh 5.

Có một sai lầm còn tệ hại hơn việc đặt mục tiêu không hợp lý, đó là không cung cấp cho nhân viên thông tin về mục tiêu mà lãnh đạo đang hướng tới. Với những nhân viên tài năng và muốn đóng góp cho công ty, họ sẽ thực sự quan tâm đến công việc mình đang làm.

6. Không cho nhân viên theo đuổi đam mê

Những nhân viên tài năng luôn có đam mê. Tạo điều kiện để họ theo đuổi niềm đam mê là một cách rất tốt để cải thiện năng suất và mức độ hài lòng của họ đối với công việc. Đa số các công ty nhỏ muốn nhân viên của mình làm việc trong một cái khuôn đã được đúc sẵn vì lo sợ rằng năng suất sẽ giảm nếu để mọi người theo đuổi sự sáng tạo.

Chỉ cần có 1 trong 7 "tật xấu" này, người làm sếp đừng trách tại sao nhân viên rời bỏ mình - Ảnh 6.

Đây hoàn toàn là một nhận định vô căn cứ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người có thể theo đuổi sở thích làm việc của mình sẽ có hiệu suất làm việc cao hơn những người khác. Vì vậy, thay vì quá khắt khe trong những vấn đề riêng tư, các lãnh đạo cần cho nhân viên không gian để phát triển toàn diện.

7. Không tạo ra môi trường làm việc tích cực, vui vẻ

Nhiều người ví môi trường công sở như một cái hộp kín, nhân viên là những cỗ máy hàng ngày lặp đi lặp lại các công việc đơn điệu trong đó. Nếu không tạo ra một môi trường làm việc vui vẻ và sáng tạo thì công việc đang làm sẽ luôn đi theo lối mòn, không có sự bứt phá. Lâu dần, nó tích tụ thành sự bất mãn, khiến nhân viên cảm thấy tẻ nhạt, trở nên chán ghét công việc.

Chỉ cần có 1 trong 7 "tật xấu" này, người làm sếp đừng trách tại sao nhân viên rời bỏ mình - Ảnh 7.

Thực tế, nếu nhà quản lý biết cảm thông và chia sẻ với những khó khăn của nhân viên thì họ có thể sẵn sàng cống hiến hơn nữa cho công việc. Vì vậy, hãy xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên để họ sẵn sàng coi công việc của nhà quản lý chính là công việc của mình. 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm