pnvnonline@phunuvietnam.vn
Chị ném em từ tầng 5 vì câu nói "Mẹ cho cháu ra rìa vì mẹ đã có em trai"
Sự xuất hiện của những đứa em trong gia đình khiến anh chị lớn bị tổn thương sâu sắc mà người lớn không hiểu hết được. Đứa trẻ cảm thấy tình yêu thương của bố mẹ bị san sẻ, thậm chí bố mẹ không còn quan tâm, yêu mình như trước nữa. Chính vì những suy nghĩ này kèm câu nói tác động vô tình của người ngoài đã khiến những đứa trẻ ngây thơ ra tay với đứa em của mình.
Chị 8 tuổi ném em sơ sinh
Câu chuyện đau lòng xảy đến với gia đình chị Điền, Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối năm 2019 nhưng vẫn khiến ai cũng xót xa khi nhớ lại. Cụ thể, vợ chồng chị Điền có cô con gái lớn được 8 tuổi thì sinh tiếp con thứ hai là một bé trai. Kể từ khi có thêm con, cặp bố mẹ trẻ luôn đầu tắt mặt tối chăm con sơ sinh nên ít có thời gian dành cho con lớn hơn. Điều đó khiến con gái chị Điền luôn cảm thấy tủi thân mỗi khi đi học về, không ai quan tâm tới mình.
Đỉnh điểm là vào một ngày, hàng xóm nhà chị Điền sang chơi nói một câu đùa với bé gái rằng "Mẹ của cháu không thích cháu nữa đâu, mẹ cho ra rìa rồi vì mẹ đã có em trai. Cháu có buồn không?".
Con gái 8 tuổi của chị Điền nghĩ điều đó là thật, kết hợp với những biểu hiện hàng ngày của bố mẹ, bé đem lòng ghét em trai, nghĩ rằng nếu em trai biến mất khỏi cuộc sống này thì mẹ sẽ yêu mình lại như ngày xưa.
Vài ngày sau đó, khi bà mẹ đi tắm nhờ con gái lớn trông em, cô bé 8 tuổi đã bế em ném từ trên ban công tầng 5 xuống đất. Vừa hành động xong bé vừa khóc lớn. Chị Điền liền chạy ra thì mọi việc đã rồi liền gào khóc hỏi con lớn, bé nói: "Mẹ có em rồi, mẹ không yêu con nữa nên con đã ném em xuống". Nghe xong câu nói này, người mẹ khóc ngất đi.
Bé 4 tuổi bẻ gãy tay em trai
Một câu chuyện đau lòng nữa xảy đến với gia đình chị Huang, Vũ Hán, Trung Quốc. Tình huống diễn ra tương tự khi cả gia đình chỉ chuyên tâm chăm sóc cho con trai mới sinh mà quên mất đi sự xuất hiện của con gái 4 tuổi trong nhà, bé đang bị tủi thân vô cùng, cần được mọi người yêu thương như trước kia.
Thêm vào đó, vào một ngày nọ, trong lúc chăm cháu trai, bà nội của đứa trẻ vô tình trêu cháu gái rằng bé bị "ra rìa" vì bố mẹ đã có em mới. Câu nói đó chính là nguồn cơn dẫn đến tai nạn đáng tiếc của bé trai sơ sinh, hung thủ chính là chị gái 4 tuổi của bé.
Cụ thể, chị Huang đưa con trai đến bệnh viện kiểm tra khi thấy cánh tay bé bị sưng lên không rõ nguyên nhân. Người mẹ bắt đầu nhớ lại câu nói của con gái vài ngày trước đây, bé thủ thỉ rằng "Bà bảo là bố mẹ có em trai rồi sẽ không yêu con nữa". Và một lần khác, chị phát hiện con gái lớn vào phòng em trai, khi trở ra mặt vô cùng tức giận còn em trai khóc lớn trong phòng. Chị Huang như hiểu ra tất cả, hóa ra vì bị tổn thương, tưởng rằng mẹ không còn yêu mình như trước kia nữa nên con gái 4 tuổi của chị Huang đã trút giận lên em trai của mình.
Con Lý Hải bật khóc khi bị nói mẹ hết thương
Những câu chuyện đau lòng trên không chỉ xảy ra tại nước ngoài mà ngay chính ở Việt Nam, trong một gia đình đông con nổi tiếng cũng đã từng xảy ra chuyện tương tự và được chính bà mẹ kể lại. Đó là gia đình nam ca sĩ Lý Hải Minh Hà.
Bà mẹ Minh Hà đã kể lại câu chuyện của mình với một tâm trạng rất buồn. Cô cho biết, khoảng thời gian cô đang bầu con thứ 4 Mio thì 2 con lớn là Rio và Cherry nghe được câu nói đùa của một bác hàng xóm rằng "mẹ sắp có em bé, sắp hết thương hai đứa rồi".
Ngay khi người này vừa dứt lời, 2 con của Minh Hà đã có những phản ứng vô cùng thương: "Cô 3 Ry khóc như mưa còn anh 2 thì buồn tiu nghỉu mặc dù lúc ấy mẹ đã nói ngay không phải đâu, ông giỡn đó, mẹ thương 4 đứa như nhau". Sau một hồi giải thích đủ kiểu thì gần tới trường cô 3 Ry mới hết thút thít”.
Minh Hà cho biết, cô hiểu câu nói này chỉ có hàm ý đùa vui, tuy nhiên theo cô đừng bao giờ nói với trẻ nhỏ những câu như con sắp bị ra rìa, ba mẹ hết thương con vì có em hay vì có bất cứ ai... Trẻ nhỏ không chỉ bị tổn thương, buồn, mà thậm chí là ghét luôn người làm bé bị ra rìa.
“Mục đích của 1 câu nói đùa là làm người khác cảm thấy vui, nếu làm họ buồn thì tốt nhất đừng nên nói. Hãy tôn trọng trẻ nhỏ và làm cho bé thấy rằng mình đang được sống trong yêu thương rồi trẻ sẽ yêu thương người khác. Đừng đem lại cho trẻ lòng đố kị ganh ghét dù chỉ là một câu nói trêu đùa”, Minh Hà thẳn thắng.
Trên thực tế những câu nói trêu chọc đứa trẻ chỉ mang tính chất là đùa nhưng đối với trẻ nhỏ, nó có một tác động vô cùng lớn. Câu nói gây ám ảnh suốt cuộc đời đứa trẻ bởi con cần bố mẹ mọi lúc mọi nơi và cần tình yêu của bố mẹ.
Đứa trẻ mơ hồ nhận ra rằng, đứa em mới xuất hiện trong gia đình mình đã chiếm hết tình cảm của bố mẹ, nó là nguồn cơn khiến cho bố mẹ đối xử không công bằng với mình. Do đó, bé có thể làm tự thương chính bản thân mình hoặc làm thương em.
Ngoài ra, thường xuyên nghe được những câu nói này từ người lớn tạo cho bé có cảm giác người lớn không đáng tin nữa, bé sẽ học thói nói dối quanh co.
Tại sao trẻ có sự "nghi ngờ" về tình yêu của mẹ? Một khái niệm cần hiểu rõ: Trẻ không nghi ngờ về tình yêu của bạn, mà chỉ là não bộ của trẻ chưa phân biệt "số lượng 1 hay 2 bé là như thế nào?" và não bộ vẫn duy trì tính cố hữu bám dính về tình yêu của mẹ, cho tất cả các bé đến 18 tháng tuổi. Đó cũng là lí do chúng tôi vẫn khuyên cha mẹ: Nếu có thể sắp xếp để sinh em bé thứ 2, thời điểm thuận lợi nhất sẽ là khi bé thứ nhất sau 18 tháng tuổi. Giúp trẻ hiểu về sự có mặt của đứa em Với bé dưới 18 tháng tuổi Việc giúp bé hiểu về sự tồn tại của đứa em là cần thiết trước khi đứa em ra đời và càng cần thiết hơn nếu trẻ dưới 18 tháng tuổi. Đó cũng là cách mà cha mẹ giúp trẻ phát triến về nhận thức về "sự tồn tại" của "2", thay vì chỉ là "1". Hãy bắt đầu khi bé thứ 2 có thể "đạp vào bụng bạn". Đứa trẻ thứ nhất sẽ rất tò mò tại sao mẹ mình thường nói chuyện với "em bé". Bé vẫn chưa hiểu "em bé" là như thế nào? Cha mẹ có thể làm như thế này: Với bé lớn hơn 18 tháng Khi em bé thứ 2 vẫn chưa sinh ra: Việc để bé lớn hơn 18 tháng tuổi hiểu sự có mặt của em bé sẽ dễ dàng hơn. Cứ hãy cho bé biết mẹ sẽ có em bé và em bé sẽ làm em của con. Bé tuổi này có thể nhận thức là "em của bé". Vẫn những hành động ở trên dành cho bé dưới 18 tháng tuổi, nhưng ở đây bạn sẽ nhấn mạnh hơn khái niệm "anh/chị và em". Vào ngày bé thứ 2 ra đời Vào ngày em bé thứ 2 chào đời, hãy cho bé thứ nhất nhìn mặt em bé, đừng trì hoãn điều này sau 72 giờ (trừ những trường hợp đặc biệt) vì trẻ thứ nhất cần tạo một liên kết đặc biệt với bé thứ 2 này. Khi bé thứ nhất vào xem em bé, hãy gọi bé thứ 1 vào. Khi cả hai bé cùng chơi với nhau Khi em bé thứ 2 lớn và chơi cùng bé thứ 1: Bé thứ 2 sẽ cố bắt chước bé thứ 1 về mọi thứ như cách chơi, cách đi và cách giành nói chuyện/chơi với mẹ. Do đó việc 2 bé hay xung đột là điều dễ hiểu. Khi hai bé xung đột thì không nên trách mắng hay la bé thứ 1 hoặc yêu cầu bé thứ nhất phải nhường em. Cách hành xử đúng nhất là mẹ sẽ tách 2 bé ra và cả 2 bé không ai được lấy món đồ chơi đó và mẹ sẽ giữ nó đến khi em bé chơi lại. Dĩ nhiên cả hai bé đều khóc, nhưng sẽ quên ngay và quay lại chơi cùng. Chọn 1 thời điểm nào đó dạy 2 bé biết cách chia sẻ lẫn nhau bằng chính món đồ đó: Cho bé lớn chuyền sang bé nhỏ hơn và để bé nhỏ truyền lại cho mẹ, và mẹ sẽ truyền lại cho bé lớn. Bài tập này đều có ích cho tất cả các bé từ 10 tháng - 48 tháng tuổi. Nếu bé thứ 2 lớn hơn 18 tháng tuổi, thì hãy đọc chuyện cho cả hai anh em nghe về tình anh em. Vẫn những câu hỏi ở trên, nhưng bạn hỏi ngược lại với bé nhỏ và xen kẽ câu hỏi giữa bé lớn và bé nhỏ. Những hoạt động này sẽ giúp cả hai anh em dần nhận thức trách nhiệm và sự gắn bó cần có trong việc giao tiếp và ứng xử hành vi. |