Chỉ với 300k, chị em có thể tự chế máy lọc không khí để đối phó ô nhiễm

02/10/2019 - 14:19
Thay vì mất tiền triệu mua máy lọc không khí, nhiều chị em mách nhau tự chế máy tại gia với chi phí chỉ từ 300.000 đồng.
Để đối phó với ô nhiễm không khí trầm trọng tại nhiều nơi, trên các diễn đàn, mạng xã hội, cách “chế” máy lọc không khí tại nhà đã được chị em mách nhau sử dụng.
 
Đây là phương pháp do Thomas Talhelm - nhà sáng lập Smart Air chế tạo ra. Chiếc máy lọc không khí này hoạt động dựa vào tấm màng lọc HEPA (High-Efficiency Particulate Air - lọc khí hiệu xuất cao), HEPA có thể lọc đến 99% các chất từ không khí, có kích thước nhỏ đến 0.3 mm và kích thước to hơn (hoặc nhỏ hơn nữa). Màng lọc HEPA cũng là bộ phận không thể thiếu của các loại máy lọc không khí đang bán trên thị trường
 
Bạn có thể tham khảo cách làm này để tự chế chiếc máy lọc không khí cho gia đình mình.
 
Bước 1: Chuẩn bị các nguyên liệu gồm 1 tấm màng lọc khí HEPA và 1 chiếc quạt hộp có mặt trước bằng phẳng.
 
Bạn có thể dễ dàng mua tấm lọc HEPA tại các trang bán hàng online với giá từ 300.000 đồng đến 1 triệu đồng.
 
 
Tấm lọc HEPA có tác dụng lọc bụi được bán với giá từ 300.000 đồng đến 1 triệu đồng

 

Bước 2: Tháo phần lưới nhựa bảo vệ an toàn phía trước quạt. Tháo luôn núm điều khiển (trong trường hợp núm nằm ở mặt trước, có thể tháo luôn thanh nhựa/sắt gắn tấm bảo vệ).
 
Tháo phần lưới nhựa bảo vệ an toàn phía trước quạt

 

Bước 3: Dùng dây đai (băng keo) cột chặt tấm lọc HEPA vào mặt trước của quạt bằng một đoạn dây có độ đàn hồi tốt nhằm cố định thật chắc chắn tấm màng lọc, tránh bị xê dịch khi quạt chạy ở công suất và tạo độ rung.
 
Dùng dây đai (băng keo) cột chặt tấm lọc HEPA vào mặt trước của quạt

 

Bước 4: Sử dụng quạt như một chiếc máy lọc không khí trong phòng.
 
Màng lọc HEPA khi lắp trên quạt hộp sẽ rất nhanh bẩn, bạn có thể vệ sinh hàng tháng bằng cách sử dụng vòi phun một cách nhẹ nhàng hoặc khăn mềm để lau; không dùng hóa chất, chất tẩy hay tác động lực mạnh vào màng lọc bởi nó có thể làm xô dịch kết cấu đan sẵn của màng lọc và gây việc lọc không khí kém hiệu quả.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm