‘Chiêu’ rút tiền tại ATM không mất phí

17/05/2018 - 11:29
Dùng gói tài khoản, chọn trả lương qua gói tài khoản, hạn chế dùng tiền mặt… là những giải pháp mà chuyên gia Ngân hàng tư vấn người dân nên lựa chọn trong tình cảnh phí ngân hàng có thể tăng trong thời gian tới.
Dùng gói tài khoản
Như Quỳnh (33 tổi, nhân viên kinh doanh ở Hà Nội) chia sẻ, chị nhận lương ở tài khoản ngân hàng MB nhưng lại mở thẻ tín dụng ở ngân hàng Vietcombank, gửi tiết kiệm online ở Maritimebank. Lí do là bởi mỗi ngân hàng trên đều có những ưu điểm riêng biệt, khuyến mãi khác nhau như ngân hàng thì có lãi suất cao, ngân hàng lại có phí chuyển tiền thấp, rồi có ngân hàng độ bao phủ rộng, đi nước ngoài vẫn thoải mái rút tiền...
Ban đầu tưởng lựa chọn và sử dụng các ưu tiểm khác nhau của từng ngân hàng cùng với nhiều khuyến mãi thì sẽ tiện lợi nhưng sau một năm tính lại, cộng ra thì chị Quỳnh thấy khá tốn kém vì có rất nhiều loại phí khác nhau. Mới đây, chị quyết định đưa tất cả về một ngân hàng và sử dụng gói tài khoản.
anh-1.jpg
Gói tài khoản giúp bạn tránh được nhiều khoản phí ngân hàng
Hiện nay, để giúp khách hàng tối ưu hóa chi phí, tiết kiệm mà vẫn thoải mái sử dụng được nhiều dịch vụ, tiện ích, nhiều nhà băng đã tiến hành đóng gói sản phẩm, thay vì bán riêng lẻ như trước. Chẳng hạn, gói tài khoản M1 tại Maritime Bank gồm 3 sản phẩm: Số tài khoản thanh toán, thẻ ghi nợ quốc tế và dịch vụ Ngân hàng điện tử Mbanking. Với gói tài khoản này, khách hàng sẽ không mất phí khi chuyển khoản nội bộ, rút tiền tại ATM nội mạng, ngoại mạng; ngoài ra, còn được miễn phí chuyển khoản liên ngân hàng đến 300 giao dịch trong một tháng.
Nếu đảm bảo số dư bình quân hàng tháng trong tài khoản là 10 triệu đồng, người tiêu dùng được miễn phí quản lý gói tài khoản với 77.000đ/tháng, tức là gần triệu đồng/năm.
Chị Quỳnh cho hay, một năm, khi dùng gói tài khoản này, với những người có nhu cầu chuyển khoản nhiều như chị, chị đã tiết kiệm được tới 40 triệu đồng tiền các loại phí.
Tuy nhiên, chị Quỳnh cũng khuyên người tiêu dùng: Nếu sử dụng giao dịch ngân hàng nhiều thì nên chọn gói sản phẩm, còn nếu bạn sử dụng ít thì cũng cần cân nhắc, tránh trường hợp thấy rẻ mà mua gói sản phẩm trong khi lại không sử dụng hết cả gói sản phẩm đó thì rẻ lại hóa đắt.
Chọn trả lương qua gói tài khoản
Đây là cách giúp cả doanh nghiệp và các nhân viên tiết kiệm chi phí.
Anh Lê Đông, giám đốc một công ty truyền thông ở quận Thanh Xuân, Hà Nội cho biết, để tiết kiệm chi phí giao dịch mỗi lần chi lương, công ty anh đã đăng ký dịch vụ trả lương cho nhân viên M-Payroll. Gói dịch vụ này cũng được nhiều ngân hàng mở để phục vụ nhu cầu người tiêu dùng. Với gói sản phẩm này, công ty anh Đông được miễn phí các dịch vụ khi trả lương cho nhân viên, có thể trả tới 5.000 tài khoản/lần với hạn mức trả lương lên tới 50 tỷ đồng/lần, được miễn phí phí chuyển khoản trả lương thông thường là 4.400 VNĐ/lần/tài khoản. Sau khi tính toán, anh Đông cho hay, chính sách này cũng giúp anh tiết kiệm cho công ty tới gần 6 triệu đồng/năm.
employeeengagementredbooth-1524033955.jpg
Công ty và nhân viên cùng dùng gói tài khoản trả lương
Đặc biệt, nhân viên công ty anh Đông sẽ được miễn phí rút tiền ATM nội và ngoại mạng, miễn phí SMS Banking, Internet Banking, phí thường tiên tài khoản hàng năm, hay có thể vay vốn của ngân hàng với hạn mức cao khi cần.
Như vậy, người trả chi phí gói tài khoản này là doanh nghiệp trả lương nhưng người được hưởng lợi thì gồm cả doanh nghiệp và nhân viên. Vì thế, điều cần thiết là doanh nghiệp phải “mạnh” chi và tính đến cái lợi của cả công ty cũng như nhân viên; đồng thời, nhân viên phải chuyển tất cả các giao dịch ngân hàng của mình về một đầu mối ngân hàng mà công ty mình sử dụng dịch vụ để trả lương.
Hạn chế dùng tiền mặt
Theo các chuyên gia ngân hàng, thay vì đem theo tiền mặt bên người không an toàn, có thể gặp một số rủi ro như rơi, bị đánh cắp… người dân nên chọn giải pháp thanh toán không tiền mặt như quẹt thẻ.
tt-2001-1378751272.jpg
Bạn nên có thói quen quẹt thẻ khi mua sắm
Hiện việc thanh toán bằng quẹt thẻ qua máy POS ngày càng phổ biến tại các tỉnh, thành, ở nhiều địa điểm khác nhau với tổng số gần 270.000 máy POS nên người dân hoàn toàn có thể hạn chế dùng tiền mặt.
Với những khoản tiền cố định hàng tuần, hàng tháng như tiền điện, nước, viễn thông, học phí… người dùng có thể thanh toán trên M-Banking (Internet Banking, Mobile Banking và SMS Banking) mà không cần tốn thời gian đến tại cửa hàng/chi nhánh để thanh toán.
Vừa qua, khi Agribank, VietinBank, Vietcombank ồ ạt tăng phí ATM nội mạng từ 1.100 đồng lên 1.650 đồng đã gặp phải phản ứng trái chiều từ dư luận trong nước.
Các ngân hàng này giải thích, lý do tăng phí ATM được các nhà băng đưa ra là để bù đắp chi phí lỗ lớn cho mảng ATM. Theo một số ngân hàng, chi phí cho một giao dịch tại ATM các nhà băng phải chi trả (gồm cả chi phí bảo trì, bảo dưỡng) từ 7.000 đồng đến 10.000 đồng.
Trước tình hình này, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại không được tăng phí rút tiền ATM nội mạng vào thời điểm này. Theo Ngân hàng Nhà nước, nếu tăng phí, các ngân hàng phải đảm bảo dịch vụ tốt hơn.
Tuy nhiên, lãnh đạo Agribank, cho biết chủ trương tăng phí của ngân hàng là không thay đổi, tuy nhiên Agribank sẽ cân nhắc thời điểm hợp lý. Lãnh đạo Vietcombank cũng có khẳng định tương tự là chờ "thời điểm hợp lý và thị trường chấp nhận", dù khẳng định mức phí của Vietcombank hiện nay là khá thấp so với mặt bằng chung.
 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm