Chuẩn bị tài chính thế nào để nhảy việc?

Tô Diệp
06/02/2023 - 19:27
Chuẩn bị tài chính thế nào để nhảy việc?
Trước quyết định quan trọng như nghỉ việc, bạn cần chuẩn bị kỹ càng trên khía cạnh tiền bạc để không bị rơi vào áp lực tài chính.

Sau Tết là khoảng thời gian nhiều người chọn để nhảy việc, cũng là thời điểm công ty tuyển dụng nhân sự với số lượng lớn cho các dự án mới. Tuy nhiên, không phải ai cũng chờ đến thời điểm nhận được công việc mới quyết định nghỉ việc, có nhiều người chấp nhận nghỉ trước khi có những kế hoạch công việc mới.

Điều này nghĩa là có những tháng sau bạn sẽ không có nguồn thu nhập. Nếu không chuẩn bị trước, bạn rất dễ gặp từ áp lực công việc sang gánh nặng tài chính. Nếu bạn đang nghĩ đến việc sớm chuyển sang một công việc mới, hoặc bạn muốn nghỉ việc và không có bước tiếp theo trong đầu, đây là thời điểm để kiểm tra tài chính cá nhân. Xem xét tình hình tài chính của bạn có thể giúp chuẩn bị kỹ cho quãng thời gian thất nghiệp cũng như những thách thức có thể phát sinh khác. 

Dưới đây là những khía cạnh tài chính bạn cần chuẩn bị trước khi nghỉ việc.

1. Trả nợ thẻ tín dụng 

Đầu tiên, hãy trả hết mọi khoản nợ thẻ tín dụng lãi suất cao trước khi nghỉ việc. Bạn nên cân nhắc hạ cấp thẻ tín dụng có phí thường niên đắt đỏ xuống thẻ không có phí thường niên. Bên cạnh đó, nhiều người yêu thích sử dụng thẻ tín dụng vì giúp tiết kiệm được một khoản tiền kha khá. Tuy nhiên, nếu thanh toán trễ hạn hàng tháng, bạn có thể sẽ phải trả khoản lãi lớn hơn số tiền tiết kiệm được. Do vậy, nếu không thể kỷ luật khi dùng thẻ tín dụng, hãy chuyển sang dùng thẻ ghi nợ hoặc tiền mặt. 

2. Sắp xếp các khoản tiết kiệm và ngân sách

Khi đưa ra một quyết định to lớn như có nên nghỉ việc hay không, điều quan trọng là phải xem xét bức tranh tài chính của bạn cả về tiết kiệm và lập ngân sách. Nếu tìm được công việc phù hợp ngay sau khi nghỉ việc, bạn gần như không phải dùng đến quỹ khẩn cấp hay các khoản tiết kiệm của bạn thân. Tuy nhiên, nếu bạn quyết định tự kinh doanh hoặc bỏ công việc hiện tại trước khi có công việc tiếp theo, bạn sẽ cần thay đổi khá nhiều trong cách lập ngân sách cũng như tiết kiệm. 

Thứ nhất, nếu bạn có quỹ khẩn cấp, hãy tự đánh giá khả năng tài chính của bản thân: 

- Bạn có bao nhiêu tiền tiết kiệm có thể sử dụng ngay lập tức?

- Ước tính thực tế về việc mất bao lâu để bạn có được công việc tiếp theo, nguồn thu nhập mới.

- Bạn sẽ có những chi phí mới liên quan đến tìm kiếm việc làm hoặc tự kinh doanh hay không? Bạn có cần phải học thêm một khoá học nào để có sự nghiệp vững vàng hơn hay không?

Sau đó, bạn hãy xem xét dòng tiền cá nhân và chi phí sinh hoạt hiện tại của bản thân. Tránh những sai lầm phổ biến về ngân sách, chẳng hạn như đánh giá thấp nhu cầu tài chính của bản thân khi thay đổi công việc. Hãy xem lại thói quen tiêu tiền và các khoản chi tiêu thường xuyên, đồng thời lên kế hoạch cắt giảm những khoản chi không cần thiết và tiết kiệm tiền. Kế hoạch tài chính tốt nhất là kế hoạch phù hợp với bạn và gia đình. Bạn có thể sử dụng những phương pháp lập ngân sách cơ bản để bắt đầu cũng như dễ kiểm soát bức tranh tài chính cá nhân.

Nhảy việc sau Tết cần chuẩn bị gì về tài chính? - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ - Pinterest

3. Đừng dựa vào các khoản vay cá nhân

Trừ khi có nguồn thu nhập phụ, bạn không nên có những khoản vay cá nhân khi đang thất nghiệp vì có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán hàng tháng.

Nếu bỏ lỡ một khoản thanh toán hoặc vỡ nợ đối với khoản vay của mình, bạn sẽ phải trả các khoản phí trả chậm. Thậm chí, điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến điểm tín dụng khiến việc đủ điều kiện cho các khoản vay hoặc mở tài khoản tín dụng trong tương lai trở nên khó khăn hơn. 

Nếu bạn nghỉ việc và hy vọng rằng có thể vay một khoản cá nhân để giải quyết vấn đề tài chính của mình, điều này rất khó có thể xảy ra. Hầu hết các tổ chức tài chính sẽ yêu cầu bạn nộp bảng lương hàng tháng khi đăng ký khoản vay. Điều này giúp các tổ chức đó giảm thiểu rủi ro trong quá trình cho vay, do vậy nếu không đi làm, bạn rất khó nhận được khoản vay cá nhân. 

Nguồn: Theo Forbes
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm