Chứng buồn nôn và nôn ở bệnh nhân ung thư vú

Hằng Trần
24/09/2020 - 17:00
Chứng buồn nôn và nôn ở bệnh nhân ung thư vú
Buồn nôn và ói mửa là hai phản ứng phụ rất phổ biến ở những bệnh nhân ung thư. Nó có thể xảy ra từ bản thân căn bệnh ung thư, hay vấn đề sức khoẻ do ung thư hoặc do điều trị ung thư.

Chứng buồn nôn và nôn ở bệnh nhân ung thư như thế nào?

Trên thực tế, ngoài triệu chứng đau đầu, bệnh nhân ung thư có thể gặp phải các triệu chứng đi kèm khác như: buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, nhòe mắt, nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng hay tiếng động, sốt, khó đi lại hay nói chuyện và đau tăng dần khi hoạt động.

Trong đó, buồn nôn và ói mửa là hai phản ứng phụ rất phổ biến ở những bệnh nhân ung thư. Nó có thể xảy ra từ bản thân căn bệnh ung thư, hay vấn đề sức khoẻ do ung thư hoặc do điều trị ung thư.

Buồn nôn là một cảm giác khó chịu trong dạ dày làm cho bạn cảm thấy muốn nôn mửa. Buồn nôn nhẹ có thể gây mất cảm giác ngon miệng. Buồn nôn vừa đến nặng thường gây ra nôn mửa.

Bạn nên ghi chép lại những triệu chứng buồn nôn vào một cuốn sổ nhật kí để theo dõi tất cả các triệu chứng, điều này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và điều trị triệu chứng này của bạn tốt hơn.

Chứng buồn nôn và nôn ở bệnh nhân ung thư vú - Ảnh 1.

Buồn nôn có thể là tác dụng phụ của các phương pháp điều trị ung thư vú sau đây:

Hóa trị

- Abraxane (tên hóa học: Albumin gắn hoặc nab-paclitaxel) 

- Adriamycin (tên hóa học: Doxorubicin)

- Carboplatin (tên biệt dược: Paraplatin)

- Cytoxan (tên hóa học: Cyclophosphamide)

- Daunorubicin (tên biệt dược: Cerubidine, DaunoXome) 

- Doxil (tên hóa học: Doxorubicin) 

- Ellence (tên hóa học: Epirubicin) 

- Fluorouracil ((còn được gọi là 5-fluorouracil hoặc 5-FU, tên biệt dược: Adrucil); 

- Gemzar (tên hóa học: Gemcitabine) 

- Halaven (tên hóa học: Eribulin) 

- Ixempra (tên hóa học: Ixabepilone) 

- Methotrexate (tên biệt dược: Amethopterin, Mexate, Folex)  

- Mitomycin (tên hóa học: Mutamycin) 

- Mitoxantrone (tên hóa học: Novantrone) 

- Navelbine (tên hóa học: Vinorelbine) 

- Taxotere (tên hóa học: Docetaxel) 

- Thiotepa (tên biệt dược: Thioplex)  

- Vincristine (tên biệt dược Oncovin, Vincasar PES, Vincrex) 

- Xeloda (tên hóa học: capecitabine)  

 Xạ trị 

Liệu pháp nội tiết:

- Arimidex (tên hóa học: Anastrozole) 

- Aromasin (tên hóa học: Exemestane) 

- Evista (tên hóa học: Raloxifene) 

- Fareston (tên hóa học: Toremifene) 

- Faslodex (tên hóa học: Fulvestrant) 

- Femara (tên hóa học: Letrozole) 

- Tamoxifen  

Liệu pháp nhắm trúng đích:

 - Avastin (tên hóa học: Bevacizumab)

- Enhertu (tên hóa học: Fam-trastuzumab-deruxtecan-nxki)  

- Herceptin (tên hóa học: Trastuzumab) 

- Herceptin Hylecta (tên hóa học: Trastuzumab và hyaluronidase-oysk) 

- Herzuma (tên hóa học: Trastuzumab-pkrb)

- Ibrance (tên hóa học: Palbociclib) 

- Kadcyla (tên hóa học: T-DM1 hoặc Ado-trastuzumab emtansine) 

- Kisqali (tên hóa học: Ribociclib, trước đây gọi là LEE011) 

- Lynparza (tên hóa học: Olaparib) 

- Nerlynx (tên hóa học: Neratinib) 

- Onruzant (tên hóa học: Trastuzumab-dttb)

- Perjeta (tên hóa học: Pertuzumab) 

- Piqray (tên hóa học: Alpelisib) 

- Talzenna (tên hóa học: Talazoparib) 

- Tykerb (tên hóa học: Lapatanib) 

- Verzenio (tên hóa học: Abemaciclib)  

Liệu pháp miễn dịch: Tecentriq (tên hóa học: Atezolizumab)

Buồn nôn cũng có thể là tác dụng phụ do sử dụng nhiều loại thuốc giảm đau trong điều trị ung thư vú, bao gồm:

 - Natri naproxen (tên biệt dược: Aleve), 

- Orudis (tên hóa học: Ketoprofen), 

- Indocin (tên hóa học: Indomethacin), 

- Relafen (tên hóa học: Nabumetone), 

- Oxycodone (tên biệt dược: OxyContin), 

- Duragesic (tên hóa học: Fentanyl),

- Morphine Dolophine (tên hóa học: Methadone), 

- Codeine Hydrocodone (tên biệt dược: Vicodin),

- Dilaudid (tên hóa học: Hydromorphone), 

- Demerol (tên hóa học: Meperidine).  

Các tác dụng phụ khác từ phương pháp điều trị ung thư vú hoặc thuốc giảm đau gây ra buồn nôn có thể là táo bón và mất nước.

Xử trí cơn buồn nôn 

 - Hãy ăn một lượng nhỏ thức ăn để bạn không cảm thấy no quá nhanh. 

- Ăn thực phẩm khô ít có khả năng gây khó chịu cho dạ dày như bánh quy giòn, bánh mì nướng và ngũ cốc. 

- Tránh xa những thực phẩm nhiều dầu mỡ. 

- Hãy dùng các thực phẩm có chứa gừng để giúp giảm buồn nôn. Có thể là rượu gừng, trà gừng hoặc mứt gừng ăn như một món ăn nhẹ.

- Không nên nằm ngay sau bữa ăn, điều này có thể làm rối loạn tiêu hóa. 

- Súc miệng trước và sau bữa ăn để loại bỏ các mùi vị khó chịu trong miệng. 

- Nhờ ai đó nấu ăn hoặc đặt món ở ngoài để bạn tránh được mùi thức ăn quá nồng có thể gây khó chịu cho bạn. 

- Hỏi bác sĩ về các loại thuốc chống buồn nôn mà bạn có thể dùng trước hoặc trong điều trị ung thư vú hoặc dùng cùng với thuốc giảm đau. 

- Xem xét các phuơng pháp hỗ trợ như châm cứu, thư giãn, thiền để giảm buồn nôn. 

- Tìm hiểu các mẹo giúp bạn kiểm soát nôn nếu buồn nôn.

Tài liệu tham khảo

https://www.breastcancer.org/treatment/side_effects/nausea

https://breastcancernow.org/

https://www.nationalbreastcancer.org/about-breast-cancer/

https://www.bcna.org.au/

https://ww5.komen.org/BreastCancer/AboutBreastCancer.html

Chứng buồn nôn và nôn ở bệnh nhân ung thư vú - Ảnh 2.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm