Chứng khoán tuần 15 - 21/4: Loạt doanh nghiệp trả cổ tức "khủng", dự báo VN-Index tiếp tục tăng

Minh Anh
15/04/2024 - 08:19
Chứng khoán tuần 15 - 21/4: Loạt doanh nghiệp trả cổ tức "khủng", dự báo VN-Index tiếp tục tăng

VN-Index được dự báo tăng về mốc 1.300 điểm.

VN-Index “xanh" trở lại, loạt doanh nghiệp trả cổ tức “khủng”, Bách Hoá Xanh dự kiến lãi nghìn tỷ, nữ doanh nhân Như Loan "bỏ túi" hơn 90 tỷ sau tin về vụ án Vạn Thịnh Phát…

Sắc xanh trở lại với VN-Index sau chuỗi giảm sâu

Kết thúc phiên cuối tuần 12/4, VN-Index đóng phiên ở mốc 1.276,6 điểm, tăng mạnh 21,49 điểm so với đầu tuần. Trong đó, riêng phiên cuối tuần, VN-Index tăng hơn 18 điểm với nhóm ngành ngân hàng đóng vai trò vực dậy thị trường.

Xu hướng nghiêng hẳn về bên mua với 317 mã tăng điểm, trong đó 6 mã tăng trần, 143 mã giảm, 85 mã đi ngang.

Sàn HNX đóng cửa tại 241,34 điểm, sàn UPCoM đạt 91,21 điểm.

Thanh khoản giảm đáng kể so với các tuần trước đó, trung bình dao động từ 15.000 – 17.000 tỷ đồng/phiên tại sàn HOSE.

Tiêu điểm thuộc về nhóm ngân hàng hàng, 11/15 cổ phiếu ngân hàng thuộc nhóm đóng góp mạnh cho chỉ số tăng của VN-Index, điển hình là LPB (LPBank, HOSE) tăng 6,83%, CTG (Vietinbank, HOSE) tăng 6,53%, TCB (Techcombank, HOSE) tăng 5,1%,…

Chứng khoán tuần 15 - 21/4: VN-Index tăng trở lại về mốc 1.300 điểm?- Ảnh 1.

Ngân hàng trở lại vị trí dẫn dắt thị trường tăng trở lại (Nguồn: SSI iBoard)

Ngoài ra, một nhóm cổ phiếu khác cũng có tác động lớn đến chỉ số VN-Index, như nhóm chứng khoán với CTS (Chứng khoán Vietinbank, HOSE) tăng 6,02%, MBS (Chứng khoán MB, HOSE) tăng 2,07%,…

Mặc dù vậy, giao dịch tại nhóm đầu tư nước ngoài vẫn duy trì xu hướng tiêu cực. Trong phiên cuối tuần, khối ngoại đã bán ròng 726 tỷ đồng, đây là giá trị bán cao nhất 7 phiên gần đây.

"Nữ tướng" Như Loan phải trả hơn 2.800 tỷ đồng cho bà Trương Mỹ Lan, cổ phiếu QCG "tím" sàn

Liên quan đến vụ án Vạn Thịnh Phát, Hội đồng xét xử (HĐXX) thống nhất tiếp tục kê biên, tạm giữ các bất động sản, cổ phần, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,…của Công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đứng tên sở hữu hoặc giao cho cá nhân đứng tên, của bị cáo, người liên quan… trong đó có các dự án bất động sản tại Phước Kiển.

Trước đó, tại đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2023 của QCG, CEO Nguyễn Thị Như Loan cũng đã có báo cáo về vấn đề này. Theo bà, từ tháng 5, Sunny Island đã giao hồ sơ đền bù, giải phóng mặt bằng đối với phần diện tích khoảng 65 ha tại dự án Phước Kiển cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) mà không có sự đồng ý bằng văn bản hoặc ủy quyền của công ty.

Chứng khoán tuần 15 - 21/4: VN-Index tăng trở lại về mốc 1.300 điểm?- Ảnh 2.

QCG tăng trần sau thông tin bất lợi từ vụ án Vạn Thịnh Phát

HĐXX buộc công ty Quốc Cường Gia Lai (QCG, HOSE) hoàn trả lại toàn bộ số tiền nhận từ bị cáo Trương Mỹ Lan là 2.882 tỷ đồng để đảm bảo thi hành án cho bị cáo trong toàn bộ vụ án.

Đáng chú ý, sau thông tin này, bà Như Loan "bỏ túi" thêm gần 92 tỷ đồng với phiên tăng trần 12/4 tại cổ phiếu QCG. Khối tài sản của bà Loan áp sát mức 1.500 tỷ đồng.

Cụ thể, QCG đạt thị giá 14.400 đồng/cp, hơn 1,5 triệu cổ phiếu giao dịch, cao nhất trong 7 tháng kể từ giữa tháng 9/2023. Tính riêng 2 tháng trở lại, cổ phiếu đã tăng hơn 70%.

Thế giới di động đặt mục tiêu chuỗi siêu thị Bách Hóa Xanh lãi nghìn tỷ trong 2 năm tới

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Thế giới di động (MWG, HOSE) cho biết kết quả kinh doanh quý 1/2024 tại MWG, doanh thu tăng trưởng 17% so với cùng kỳ năm trước, cho thấy nhiều dấu hiệu khả quan, sẽ được công bố cụ thể vào cuối tháng 4.

Chứng khoán tuần 15 - 21/4: VN-Index tăng trở lại về mốc 1.300 điểm?- Ảnh 3.

Ban lãnh đạo MWG trao đổi cùng cổ đông tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 vừa qua

Cùng lúc đó, so với khoản lỗ nặng vào năm 2023 là hơn 1.200 tỷ đồng tại Bách Hóa Xanh, MWG khẳng định, công ty đặt mục tiêu tối thiểu cho Bách Hóa Xanh năm nay sẽ có lãi.

CEO Bách Hóa Xanh, ông Phạm Văn Trọng tự tin cho biết, ông tin rằng khoảng 1-2 năm nữa, lợi nhuận của siêu thị sẽ lên tới 4 con số (nghìn tỷ đồng).

Riêng 2 tháng đầu năm nay, Bách Hóa Xanh đạt mức doanh thu khoảng 6.100 tỷ đồng, tăng trưởng tới 47% so với cùng kỳ. Chuỗi siêu thị chiếm tới 28% cơ cấu doanh thu 2 tháng đầu năm của toàn công ty, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Loạt doanh nghiệp chốt trả cổ tức tỷ lệ "khủng"

CTCP Nhựa Bình Mình (BMP, HOSE) và HĐQT đã đưa ra đề xuất, dùng 99% lợi nhuận sau thuế năm 2023 để trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông. Tương ứng, doanh nghiệp dự kiến sẽ chia cổ tức bằng tiền với tỷ lệ "khủng" lên đến 126%. BMP đã tạm ứng cổ tức đợt 1 tỷ lệ 65% vào cuối năm ngoái. Như vậy, Nhựa Bình Minh sẽ còn một đợt chia cổ tức với tỷ lệ 61%.

CTCP Traphaco - Dược phẩm Traphaco (TRA, HOSE) công bố tại ĐHĐCĐ năm 2024, chốt tỷ lệ chia cổ tức năm 2023 cho cổ đông là 40% bằng tiền mặt. Trong đó, công ty đã tạm ứng 20% trước đó và sẽ trả nốt 20% trong quý 2 này.

CTCP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (RAL, HOSE) thông báo ngày 25/4 tới sẽ chốt quyền tạm ứng cổ tức đợt 2/2023 với tỷ lệ 25% bằng tiền, thời gian thanh toán từ 9/5.

Nhận định và khuyến nghị

Diễn biến tăng mạnh cuối tuần qua, loạt nhận định kỳ vọng thị trường tăng trở lại được đưa ra.

Chứng khoán Vietcap dự báo, VN-Index sẽ vượt đỉnh gần nhất tại 1.305 – 1.310 điểm trước khi có lần rung lắc tiếp tại đây. Lực mua lớn có thể được tiếp tục thúc đẩy với nhóm vốn hóa lớn và trung bình sau khi tín hiệu ngắn hạn được cải thiện. Tuy nhiên, công ty đưa ra lưu ý, VN-Index có thể tăng và kiểm định lại tại mốc 1.290 – 1.295 điểm, diễn biến rung lắc xuất hiện tại đây.

Chứng khoán TPS, phiên cuối tuần qua, lực cầu đã dẫn dắt xu hướng, thị trường chính thức tạo đáy ngắn hạn vùng 1.250 – 1.260 điểm. Nhà đầu tư có thể giải ngân khi thị trường quay lại mức kháng cự 1.270 điểm. Tuy nhiên, xu thế hiện tại, nhà đầu tư có thể giải ngân sớm hơn bởi dòng tiền có xu hướng tăng trở lại vào phiên 12/4.

Chứng khoán BSC cũng bày tỏ tâm lý tích cực, thị trường có thể hồi phục về vùng 1.280 – 1.300 điểm, đồng thời, BSC vẫn khuyến nghị thêm, dòng tiền chứng khoán dù tăng lại nhưng vẫn chưa chắc chắn, tiềm ẩn rủi ro rung lắc mạnh.

Lịch trả cổ tức tuần này

Theo thống kê, có 11 doanh nghiệp thông báo chốt quyền cổ tức trong tuần này. Trong đó, 8 doanh nghiệp trả bằng tiền mặt, 1 doanh nghiệp trả bằng cổ phiếu, 1 doanh nghiệp phát hành thêm và 1 doanh nghiệp thực hiện quyền mua.

Tỷ lệ trả cao nhất là 210%, thấp nhất là 0,5%.

CTCP Xuất nhập khẩu Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (YTC, UPCoM) chốt hình thức trả cổ tức bằng thực hiện quyền mua với tỷ lệ 210%, ngày giao dịch không hưởng quyền là 15/4.

CTCP Mía Đường Lam Sơn (LSS, HOSE) chốt hình thức trả cổ tức bằng phát hành thêm với tỷ lệ 7,5%, ngày giao dịch không hưởng quyền là 16/4.

CTCP Dược phẩm Agimexpharm (AGP, UPCoM) chốt hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 12%, ngày giao dịch không hưởng quyền là 18/4.

Lịch trả cổ tức bằng tiền mặt của các doanh nghiệp từ 15 21/4

* GDKHQ: Giao dịch không hưởng quyền - là ngày giao dịch mà người mua không được hưởng quyền có liên quan (quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm, quyền tham dự đại hội cổ đông...). Mục đích là để chốt danh sách cổ đông sở hữu cổ phiếu của công ty

SànNgày GDKHQNgày THTỷ lệ
APLUPCOM15/426/412%
CPHUPCOM15/426/418,5%
PMTUPCOM16/46/50,9%
QNSUPCOM16/426/420%
NSLUPCOM18/46/54,5%
HASHOSE18/425/40,5%
X26UPCOM18/429/45%
AG1UPCOM19/47/52,3%

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm