pnvnonline@phunuvietnam.vn
Chứng nôn nao: Thông tin từ A đến Z về chứng bệnh này
Chứng nôn nao, cảm giác khó chịu thường xảy ra ở cả người lớn, trẻ nhỏ và người cao tuổi. Triệu chứng nôn nao xảy ra do các yếu tố kích thích não bộ và làm phát sinh triệu chứng buồn nôn nhưng lại không nôn được. Điều này xảy ra khiến người bị nôn nao, khó chịu và mệt mỏi.
1. Chứng nôn nao là gì?
Chứng nôn nao được hiểu là một trạng thái não bộ bị kích thích. Tình trạng này khiến người bệnh mệt mỏi và khó chịu. Ngoài ra, chứng nôn nao còn khiến người bệnh luôn có cảm giác muốn nôn mà không thể nôn.
Theo y học thì nôn nao còn được xem là một loại bệnh rối loạn tâm thần gồm các triệu chứng và dấu hiệu có thể phát triển do nhiều nguyên nhân khác nhau.
2. Nguyên nhân gây chứng nôn nao là gì?
Thông thường, chứng nôn nao xảy ra do một vài vấn đề như:
- Bị say tàu xe. Hiện tượng thường xảy ra bị khó chịu, nôn nao và mệt mỏi, chóng mặt kèm theo đó là đau đầu. Đây cũng là hiện tượng có liên quan đến hoạt động của rối loạn của hệ tiền đình.
- Nôn nao khó chịu do tác dụng phụ của một số loại thuốc.
- Triệu chứng nôn nao xảy ra có thể là dấu hiệu mang thai ở phụ nữ. Khi mang thai cơ thể phụ nữ sẽ có những thay đổi đột ngột, đặc biệt là nồng độ hormone. Do đó, tình trạng này sẽ khiến nữ giới thường xuyên có cảm giác nôn nao, mệt mỏi và xuất hiện hiện tượng chóng mặt, khó chịu trong thời gian đầu của thai kỳ.
- Chứng nôn nao xảy ra khi người bệnh mắc một vài bệnh lý như viêm loét dạ dày, hội chứng trào ngược thực quản hoặc bị viêm ruột thừa cấp.
- Sử dụng rượu bia thường xuyên cũng gây nôn nao, khó chịu, khiến người sử dụng bị mệt mỏi và uể oải. Chưa kể, khi uống quá nhiều rượu còn khiến bạn xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng khác như tiêu chảy, lo lắng, đầy hơi, bị ói mửa.
- Một số nguyên nhân khác có thể gây ra chứng nôn nao, khó chịu như: bị căng thẳng thần kinh, khi người bệnh không dung nạp lactose, bị nhiễm trùng và ngộ độc thực phẩm.
3. Triệu chứng kèm theo khi mắc chứng nôn nao
Chứng nôn nao thường kèm theo một vài dấu hiệu khác như sau:
- Cơ thể xuất hiện dấu hiệu mệt mỏi.
- Người gặp chứng nôn nao thường bị khát nước.
- Khi bị nhức đầu, kèm theo dấu hiệu đau nhức cơ bắp.
- Bị buồn nôn, nôn hoặc bị đau dạ dày.
- Giấc ngủ giảm hoặc bị nghèo nàn.
- Người bị nôn nao thường nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh.
- Bị chóng mặt, có cảm giác quay cuồng.
- Nhịp tim đập nhanh.
- Mắt đỏ. Mắt đỏ còn có thể xảy ra do một vài nguyên nhân khác, đọc thêm bài viết Nguyên nhân gây đau mắt đỏ và nguy cơ làm giảm thị lực nguy hiểm.
- Có thể bị run.
- Giảm khả năng tập trung.
- Rối loạn tâm trạng, lo âu, trầm cảm hoặc bị khó chịu.
4. Biến chứng của chứng nôn nao là gì?
Thường một vài biến chứng có liên quan đến chứng nôn nao có thể xảy ra các vấn đề có liên quan đến: bộ nhớ, khả năng tập trung và người mắc có thể bị run tay.
Ngoài ra, chứng nôn nao còn khiến người mắc chứng bệnh này còn gặp phải một số vấn đề tại nơi làm việc như:
- Khả năng hoàn thành công việc.
- Dễ bị nhắc nhở từ người giám sát do làm việc không tập trung.
- Có thể xảy ra bất đồng hoặc xung đột với đồng nghiệp.
- Dễ ngủ trong khi làm việc.
- Chứng nôn nao có thể khiến người mắc bị thương.
5. Điều trị và khắc phục chứng nôn nao bằng cách nào?
Thực tế, phương pháp đem lại hiệu quả nhất trong quá trình điều trị chứng nôn nao chính là thời gian. Thời gian được xem là biện pháp chữa nôn nao hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, ngoài thời gian thì vẫn có một vài biện pháp có tác dụng khắc phục triệu chứng nôn nao khó chịu ở con người như sau:
- Nên ăn nhẹ, người bị chứng nôn nao ăn nhẹ có tác dụng giảm kích thích ở dạ dày. Đây là biện pháp có tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể và giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi ở người mắc chứng nôn nao.
- Bổ sung nước là điều cần thiết nhất khi gặp phải chứng nôn nao. Đặc biệt đối với những người gặp phải chứng nôn nao sau khi uống rượu bia và bị nôn. Nước có tác dụng giúp cân bằng điện giải và trung hòa dịch vị dạ dày. Đồng thời, nước cũng giúp giảm cảm giác mệt mỏi.
- Một số loại nước người gặp chứng nôn nao có thể uống như trà chanh, trà gừng hoặc trà bạc hà và các loại nước ép trái cây. Những loại nước này có tác dụng cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Đây là thành phần giúp cơ thể bù nước và tăng cường sức đề kháng cũng như giảm cảm giác nôn nao hiệu quả.
- Dành thời gian nghỉ ngơi, biện pháp này giúp giảm áp lực lên hệ thần kinh. Sau thời gian nghỉ ngơi khoảng 30 phút có tác dụng cải thiện chứng nôn nao đáng kể.
- Chứng nôn nao xảy ra khi có thai, phụ nữ nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt của mình. Đây là biện pháp có tác dụng ổn định nồng độ hormone và kiểm soát các triệu chứng ốm nghén của bà bầu.
- Tăng lượng đường trong máu với carbohydrate cho cơ thể.
- Khi gặp chứng nôn nao nên ăn nhiều măng tây, loại thực phẩm này chứa nhiều axit amin và khoáng chất. Măng tây có tác dụng giúp giảm bớt triệu chứng nôn nao. Chưa kể, măng tây còn có tác dụng bảo vệ gan và giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.
- Sử dụng thuốc chống viêm làm dịu hệ miễn dịch giúp giảm chứng khó chịu và nôn nao.
- Thúc đẩy quá trình tiết mồ hôi bằng cách tập thể dục với cường độ thấp đến trung bình đem lại hiệu quả giảm chứng nôn nao đáng kể.
- Tránh ngửi các mùi mạnh như thuốc lá, hóa chất hay nước hoa vì có thể làm kéo dài cảm giác nôn nao.
6. Khi nào người mắc chứng nôn nao cần gặp bác sĩ?
Chứng nôn nao không quá nguy hiểm đối với người mắc. Tuy nhiên, một số trường hợp cảm giác nôn nao xuất hiện cũng có thể cảnh báo dấu hiệu một vài bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn. Chủ động thăm khám bác sĩ ngay khi xuất hiện chứng nôn nao kèm các triệu chứng sau:
- Nôn nao khó chịu kèm nôn mửa kéo dài trên 12 tiếng, nôn ra máu và đau bụng dữ dội.
- Cơ thẻ bị mệt mỏi, hoa mắt và chóng mặt.
- Đau đầu dữ dội.
- Tình trạng nôn hoặc đi ngoài ra máu.
- Bị sốt cao,
- Nôn nao kèm chuột rút.
- Bị lờ đờ, lú lẫn.
Cảm giác nôn nao của con người có thể xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau. Vì thế, nếu nhận thấy các triệu chứng có mức độ nguy hiểm và nghiêm trọng bạn cần đến bệnh viện để thăm khám, kiểm tra và nhận điều trị kịp thời.