Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tay chân miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ do virus thuộc nhóm Enteroviruses, trong đó hơn 90% là do virus Coxsackie A16 gây nên; số còn lại bị TCM do chủng virus khác nhưng nguy hiểm nhất là do virus Enterovirus 71 (EV71).
|
Trẻ bị bệnh TCM thường có các nốt phỏng quanh miệng |
Còn theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), nếu trẻ bị TCM do virus Coxsackie A16 thì có thể tự khỏi sau từ 7 - 10 ngày. Tuy nhiên, với những trường hợp nhiễm EV71, thì có thể có biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm cơ tim cấp hoặc viêm màng não, thậm chí gây tử vong. Vậy làm thế nào để phân biệt được trẻ bị TCM do virus A16 hay EV71? Theo PGS.TS Trần Đình Bình, Bộ môn Vi sinh vật Y học (trường Đại học Y Dược Huế), phụ huynh cần dựa vào những đặc điểm sau để phân biệt trẻ bị TCM do virus A16 hay virus EV71:
TCM do virus A16 |
TCM do virus EV71 |
- Sốt, kéo dài từ 24 đến 48 tiếng, kém ăn, khó chịu và đau họng. - Đau đầu, cứng cổ, hoặc đau lưng. - Các nốt mụn lở đau rát xuất hiện trong miệng. Ban đầu là những nốt phồng rộp màu đỏ và thường phát triển thành các vết loét. Các vết loét này chủ yếu ở trên lưỡi, lợi và bên trong má. - Mất nước là biến chứng thường gặp nhất. - Bệnh ở thể nhẹ, hầu hết bệnh nhân đều hồi phục sau từ 7 đến 10 ngày mà không cần điều trị y tế và ít có biến chứng. |
- Bệnh nhân có biểu hiện sốt, kém ăn, khó chịu và đau họng. - Nhiều biến chứng nghiêm trọng, bao gồm các biến chứng về thần kinh, tim mạch và hô hấp. - Trẻ có các biểu hiện như giật mình, xảy ra từng cơn ngắn 1-2 giây; trẻ hay ngủ gà, bứt rứt, chới với, đi loạng choạng, run chi, mắt nhìn ngược; yếu, liệt chi. Khi trẻ bị co giật, hôn mê là dấu hiệu nặng, thường đi kèm với suy hô hấp, tuần hoàn. - Nếu trẻ bị biến chứng tim mạch, hô hấp sẽ có biểu hiện mạch nhanh, da nổi vân tím, vã mồ hôi, chi lạnh, thở nhanh, rút lõm ngực, khò khè, thở rít thanh quản, thở nông, thở không đều. - Nếu không được cấp cứu kịp thời, trẻ có thể tử vong. |
|
Hướng dẫn trẻ vệ sinh tay chân sạch sẽ để phòng bệnh TCM |
Theo Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, đã có 57 tỉnh, thành có người bị TCM với hơn 2.000 ca mắc. Vì vậy, người dân cần thực hiện đầy đủ các khuyến cáo của ngành y tế để phòng bệnh.
Khi trẻ bị TCM nhẹ, phụ huynh có thể chăm sóc tại gia đình với các biện pháp: Bệnh nhi phải được cách ly, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác. Quần áo, chăn màn dụng cụ của bệnh nhi phải được khử khuẩn bằng đun sôi, ngâm dung dịch chloramin B 2%. Người chăm sóc bệnh nhi phải vệ sinh cá nhân, rửa tay ngay khi thay tã cho trẻ. Hạn chế thơm, sử dụng chung các dụng cụ với trẻ bệnh. Khi trẻ còn triệu chứng bệnh TCM không cho tham gia các hoạt động, gặp gỡ đông trẻ em khác như đến lớp, đi bơi... Theo dõi các biểu hiện sốt, loét miệng, phỏng nước đối với các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ em để thông báo cho cơ quan y tế. Nếu trẻ có biểu hiện nặng, cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để các nhân viên y tế thăm khám và điều trị.
|
Biện pháp phòng bệnh TCM - Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em). - Vệ sinh ăn uống: Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng. - Căn hộ, nhà trẻ mẫu giáo cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. - Quản lý phân: Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh. - Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác. - Cách ly, điều trị kịp thời khi trẻ phát bệnh.
|