Chướng bụng đầy hơi là bệnh gì và cách xử trí cấp tốc

QN
21/03/2020 - 13:43
Chướng bụng đầy hơi là bệnh gì và cách xử trí cấp tốc
Chướng bụng đầy hơi là tên gọi dùng để chỉ tình trạng đường tiêu hóa chứa quá nhiều khí. Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây chướng bụng đầy hơi, tùy thuộc nguyên nhân cụ thể mà sẽ có những phương án xử lý thích hợp.

1. Chướng bụng đầy hơi là gì?

Chướng bụng đầy hơi là triệu chứng bệnh đường tiêu hóa khá phổ biến, gây nên do chứa quá nhiều khí trong đường tiêu hóa. Tình trạng này thường được người bệnh miêu tả bằng các cảm giác ở bụng như đầy, căng tức và đôi khi có thể cảm thấy bụng chướng lớn.

Triệu chứng này có thể xuất hiện đơn độc hoặc cũng có thể xuất hiện kèm các triệu chứng khác như cảm giác đau ở vùng bụng, ợ hơi, căng tức bụng, hoặc đôi khi có thể có các tiếng ục ục trong bụng.

Chướng bụng đầy hơi gây nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng sống của người mắc. Triệu chứng này có tỷ lệ mắc cao hơn ở những người cao tuổi và ở trẻ em.

2. Nguyên nhân chướng bụng đầy hơi?

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây nên tình trạng chướng bụng đầy hơi. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên triệu chứng này là gì mà sẽ có thái độ xử trí khác nhau đối với tình trạng của bệnh nhân.

Các nguyên nhân gây chướng bụng đầy hơi thường gặp bao gồm:

- Khí gas hoặc không khí: Nguyên nhân phổ biến gây ra chướng bụng đầy hơi nên kể đến chính là việc đưa khí gas hoặc không khí vào đường tiêu hóa một cách quá mức. 

Ảnh 2.

Sử dụng đồ uống có gas có thể gây chướng bụng (Ảnh: Internet)

Việc sử dụng các loại thức uống có gas hoặc nuốt phải không khí (ăn uống quá nhanh, hút thuốc, đeo răng giả lỏng lẻo,...) đều có thể khiến khí trong đường tiêu hóa tăng lên và gây chướng hơi đầy bụng.

Chướng hơi đầy bụng do khí gas hoặc do nuốt phải không khí là biểu hiện sinh lý thông thường và không đáng lo ngại.

- Do các bệnh lý: Các nguyên nhân bệnh lý gây đầy bụng chướng hơi thường là các nguyên nhân được quan tâm hơn bởi có thể gây nên các hậu quả sức khỏe. Những bệnh lý có thể gây nên tình trạng này kể đến như hội chứng ruột kích thích, trào ngược dạ dày thực quản, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, rối loạn tiêu hóa, không dung nạp thức ăn, các yếu tố tâm lý,...

Ngoài ra, chướng bụng đầy hơi cũng có thể là triệu chứng cảnh báo một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn như tràn dịch màng bụng (ung thư, suy tim, xơ gan,...), bệnh Celiac, thủng ống tiêu hóa, suy tuyến tụy,...

3. Các phương pháp điều trị chướng bụng đầy hơi

Chướng bụng đầy hơi không phải là bệnh mà chỉ là một triệu chứng biểu hiện của đường tiêu hóa. Do đó, để điều trị dứt điểm tình trạng này cho người bệnh việc cần thiết là phải điều trị tận gốc nguyên nhân gây chướng bụng đầy hơi.

Tuy nhiên trong bệnh nhân cũng có thể chủ động làm giảm chướng bụng đầy hơi bằng một số biện pháp như:

- Thay đổi lối sống: Thay đổi lối sống có thể cho hiệu quả rất tích cực trong giảm chướng bụng đầy hơi ở người bệnh. Người bệnh có thể thực hiện các biện pháp như tránh sử dụng đồ uống có gas, tránh hút thuốc, tránh nhai kẹo cao su, hạn chế sử dụng ống hút, sử dụng các loại thức ăn giàu lợi khuẩn (sữa chua),... để ngăn ngừa chướng bụng đầy hơi xảy ra.

Ảnh 4.

Hạn chế dùng ống hút (Ảnh: Internet)

- Massage: Massage bụng cũng là một trong các biện pháp giảm chướng bụng đầy hơi mà người bệnh có thể thực hiện. Mỗi ngày thực hiện massage bụng 2 lần với mỗi lần 15 phút sẽ đưa đến hiệu quả giảm chướng bụng bất ngờ.

- Thuốc: Nếu bệnh nhân đã áp dụng các phương pháp như thay đổi lối sống, matxa bụng mà vẫn không giảm được tình trạng chướng bụng đầy hơi thì có thể nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để được kê đơn thuốc điều trị. Nhưng việc sử dụng loại thuốc nào sẽ phải dựa trên kết quả chẩn đoán nguyên nhân gây chướng bụng đầy hơi trên bệnh nhân.

Có thể thấy rằng, chướng bụng đầy hơi có thể gây ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, khi tình trạng này diễn ra liên tục, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời bằng các phương pháp thích hợp.

Nguồn dịch:

https://www.healthline.com/health/abdominal-bloating#treatment

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm