Chụp X-quang rồi mới biết mang bầu, thai nhi có an toàn?

04/01/2017 - 12:40
Đi điều trị sâu răng, chị Ngô Thu Thủy được bác sĩ chỉ định chụp X-quang để xác định vị trí, mức độ tổn thương răng. Tuy nhiên, sau buổi chụp X-quang 3 ngày, chị Thủy phát hiện mình có thai được 6 tuần nên rất lo lắng cho sự an toàn của em bé.

Thực tế tại các phòng khám sản, các bác sĩ gặp trường hợp như chị Thủy không phải là hiếm. Tuy nhiên, theo bác sĩ Lê Tiểu My, khoa Phụ sản, Bệnh viện Mỹ Đức (TPHCM), các bà mẹ có thể an lòng bởi nguy cơ em bé bị ảnh hưởng do 1-2 lần chụp X-quang thông thường như chụp răng, chụp chân, chụp phổi… là rất thấp.

Các nghiên cứu cho thấy, để có thể gây ảnh hưởng cho thai nhi, liều lượng X-quang mà em bé hấp thụ sau mỗi lần chụp cần đạt từ 5 rad (đơn vị đo lường) trở lên. Trong khi đó nếu chụp X-quang:

Đầu: Ước đoán thai nhi hấp thụ 0,004/lần chụp, như vậy, để đạt liều ảnh hưởng là 5 rad, cần 1.250 lần chụp X-quang.

Răng (nha khoa): Ước đoán thai nhi hấp thụ 0,0001/lần chụp, để đạt liều ảnh hưởng là 5 rad cần 50000 lần chụp.

Cột sống cổ: ước đoán thai nhi hấp thụ 0,002/lần chụp, để đạt liều ảnh hưởng là 5 rad cần 2500 lần chụp.

Tay-chân: ước đoán thai nhi hấp thụ 0,001/lần chụp, để đạt liều ảnh hưởng là 5 rad cần 5000 lần chụp.

Ngực: ước đoán thai nhi hấp thụ 0,00007/lần chụp, để đạt liều ảnh hưởng là 5 rad cần 71429 lần chụp.

Vú: ước đoán thai nhi hấp thụ 0,02/lần chụp, để đạt liều ảnh hưởng là 5 rad cần 250 lần chụp.

Bụng: ước đoán thai nhi hấp thụ 0,245/ 1 lần chụp, để đạt liều ảnh hưởng là 5 rad cần 20 lần chụp.

Cột sống thắt lưng: ước đoán thai nhi hấp thụ 0,359/lần chụp, để đạt liều ảnh hưởng là 5 rad cần 13 lần chụp.

Khung chậu: ước đoán thai nhi hấp thụ 0,04/lần chụp, để đạt liều ảnh hưởng là 5 rad cần 125 lần chụp
olympus-gia-my-phong-chup-x-quang-ky-thuat-so.jpg
Chụp X-quang (ảnh minh họa internet)

Mặt khác, cá bà mẹ cũng không cần quá lo lắng, hoặc đổ lỗi chụp X-quang cho điều không may sảy đến. Bởi vì, tia X không làm tăng nguy cơ sẩy thai với liều tia xạ dưới 5 rad. Tuy nhiên, bản thân mỗi phụ nữ khi mang thai đều có 3-15 % nguy cơ sẩy thai sẵn có, bất kể chụp X-quang hay không.

Bên cạnh đó, nguy cơ dị tật thai, ngay cả liều 10-20 rad nguy cơ này cũng không tăng đáng kể. Thai phát triển chậm nếu chụp X quang trong giai đoạn sớm, nhưng có khi liều đến 50 rad.

“Cần nhớ là khi sử dụng tia xạ, ngoài việc góp phần tìm kiếm xem bạn bị bệnh gì (gọi là chẩn đoán) thì bác sĩ còn sử dụng tia xạ để trị bệnh (gọi là điều trị). Tuy nhiên, không có kỹ thuật chụp X-quang nào gây hại cho thai với một lần chụp, và liều dưới 5 rad không làm tăng nguy cơ gì cho thai”, BS Lê Tiểu My nhấn mạnh.

Ảnh hưởng của X-quang trong thai kỳ:

- Hai tuần đầu thai kỳ: nguy cơ sẩy thai khi liều tia xạ trên 5 rad.

- Tuần thứ 3 đến tuần thứ 8: nguy cơ ảnh hưởng thai khi liều tia xạ trên 20-30 rad.

- Sau tuần thứ 20: thai nhi phát triển khá hoàn chỉnh và nguy cơ sẩy thai không tăng khi chụp X-quang. Việc chụp X-quang giai đoạn này nhằm chẩn đoán và thường bác sĩ chỉ định đã cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm