pnvnonline@phunuvietnam.vn
Chính trị - Xã hội
Chuyện kể về những người vun đắp cộng đồng
Nhằm cụ thể chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát huy vai trò của người có uy tín, Nghị quyết Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII (2022-2027) đã đặt ra nhiệm vụ về "Phát huy vai trò, sự tham gia hiệu quả của các nữ chức sắc, chức việc, hội viên nòng cốt/cốt cán tôn giáo tiêu biểu, người có uy tín, già làng, trưởng bản vùng dân tộc thiểu số và miền núi là những người có nhiều đóng góp trong hoạt động xã hội, bình đẳng giới".
Thực hiện chỉ đạo của cấp Trung ương, trong 5 năm qua, Hội LHPN các cấp đã tranh thủ, bồi dưỡng và xây dựng được 3.035 người có uy tín là hội viên nòng cốt, chi hội trưởng, tổ trưởng phụ nữ tại địa bàn dân tộc thiểu số (DTTS) và vùng có đông tín đồ tôn giáo; Tổ chức biểu dương, khen thưởng 8.776 người có uy tín có nhiều thành tích xuất sắc trong thực hiện các chương trình, phong trào của Hội; Thăm hỏi, tặng quà cho gần 13.570 lượt người có uy tín nhân dịp các ngày lễ Tết, lễ trọng của các dân tộc, tôn giáo; Tổ chức tập huấn, truyền thông, cung cấp thông tin, kiến thức, kỹ năng về thúc đẩy bình đẳng giới cho 13.120 lượt người có uy tín vùng đồng bào DTTS, vùng có đông tín đồ tôn giáo…
Đồng thời, các cấp Hội vùng địa bàn trọng điểm dân tộc, tôn giáo đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo, tranh thủ được kinh nghiệm, sự am hiểu địa bàn, đối tượng, am hiểu văn hoá, lễ nghi của các dân tộc, các tôn giáo và đặc biệt là uy tín của các vị già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, các vị chức sắc, chức việc các tôn giáo và các cá nhân tiêu biểu khác để vận động người dân trong cộng đồng tích cực tham gia thực hiện các Chương trình, phong trào Hội, trong đó trọng tâm là Cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch"/"5 có 3 sạch", Phong trào thi đua "Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới", Chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương" và Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn từ 2021-2030…
Từ năm 2019 đến nay, các cấp Hội của 33/50 tỉnh/thành địa bàn DTTS và miền núi đã phối hợp với đội ngũ những người có uy tín triển khai hơn 25.380 cuộc tuyên truyền, vận động/1,7 triệu lượt người dự; Tại nhiều địa phương, Hội phụ nữ các cấp đã xây dựng và duy trì nhiều mô hình đặc thù, huy động sự tham gia tích cực, hiệu quả của người có uy tín, chức sắc tôn giáo như:"Làng phụ nữ DTTS kiểu mẫu", "Gia đình không có chồng, con theo tổ chức Tin lành Đề ga" (Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng); CLB "Gia đình người Công giáo gương mẫu"(Nam Định); Tổ phụ nữ DTTG đoàn kết sống tốt đời, đẹp đạo (Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Tây Ninh, Đồng Tháp, An Giang...); vận động tạo nguồn vốn vay hơn 279,8 tỷ đồng; hỗ trợ dạy nghề, giới thiệu việc làm cho hơn 6.000 chị em phụ nữ; giúp gần 300 ngàn hộ gia đình giảm nghèo, thoát nghèo, gần 11.880 hộ đạt tiêu chí gia đình 5 không 3 sạch; hàng ngàn mô hình phát triển kinh tế, văn hoá dân tộc, văn nghệ, thể thao… được thành lập, duy trì hoạt động, thu hút đông đảo hội viên phụ nữ DTTS tham gia; tại địa bàn 26 tỉnh biên giới đã hỗ trợ xây dựng 1.022 mô hình sinh kế, trao tặng, sửa chữa 564 Mái ấm tình thương cho phụ nữ DTTS nghèo, cận nghèo…, qua đó đã góp phần không nhỏ nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ, giúp chị em nâng cao hơn quyền năng kinh tế, mạnh dạn, tự tin hơn, tích cực tham gia có trách nhiệm vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương.