Vua Adulyadej và vị hôn thê Sirikit Kitiyakara tại Lausanne (Thuỵ Sĩ) năm 1949 |
Tại kinh đô ánh sáng đầy thơ mộng này, bà đã gặp Quốc vương Bhumibol Adulyadej - Người đã lên ngôi năm 1946 nhưng vẫn theo học Luật, Khoa học chính trị ở Thuỵ Sĩ và thường sang Pháp để nghỉ hè.
Khi Quốc vương bị tai nạn giao thông ở Thuỵ Sĩ và phải vào viện, bà là người thường xuyên đến thăm hỏi. Thế rồi, bà cùng với Quốc vương Bhumibol Adulyadej đã làm lễ đính ước ngày 19/7/1949 ở Thuỵ Sĩ.
Khi Quốc vương bị tai nạn giao thông ở Thuỵ Sĩ và phải vào viện, bà là người thường xuyên đến thăm hỏi. Thế rồi, bà cùng với Quốc vương Bhumibol Adulyadej đã làm lễ đính ước ngày 19/7/1949 ở Thuỵ Sĩ.
Khoảnh khắc thân mật hiếm hoi được tiết lộ của Quốc vương và người thương |
Một lễ cưới theo đúng nghi thức hoàng gia được cử hành ngày 28/4/1950 tại Thái Lan. Cả hai có 4 người con: 1 trai, 3 gái.
Từ đó, cùng với Quốc vương Bhumibol Adulyadej, Hoàng hậu Sirikit đã dành hết tâm huyết để đem lại thịnh vượng cho Vương quốc Thái Lan và người dân xứ này. Hoàng hậu đã cùng chồng tích cực tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt là hoạt động từ thiện, trợ giúp người nghèo. Với tư tưởng độc lập, tự chủ về kinh tế xã hội, Vua Bhumibol coi “sự hăng say làm việc của mọi người dân đất nước chính là bảo đảm tốt nhất cho tồn vong của dân tộc”. Vợ chồng ông trị quốc bằng sự công bằng, vì lợi ích và hạnh phúc của nhân dân.
Từ đó, cùng với Quốc vương Bhumibol Adulyadej, Hoàng hậu Sirikit đã dành hết tâm huyết để đem lại thịnh vượng cho Vương quốc Thái Lan và người dân xứ này. Hoàng hậu đã cùng chồng tích cực tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt là hoạt động từ thiện, trợ giúp người nghèo. Với tư tưởng độc lập, tự chủ về kinh tế xã hội, Vua Bhumibol coi “sự hăng say làm việc của mọi người dân đất nước chính là bảo đảm tốt nhất cho tồn vong của dân tộc”. Vợ chồng ông trị quốc bằng sự công bằng, vì lợi ích và hạnh phúc của nhân dân.
Lễ cưới được cử hành ngày 28/4/1950 |
Khi còn trẻ, sức khoẻ còn dồi dào, trung bình mỗi năm, Nhà vua Bhumibol và Hoàng hậu chỉ ở trong cung điện khoảng 7 tháng. Thời gian còn lại, vợ chồng ông thường xuyên đi thị sát, tới những nơi xa xôi hẻo lánh, nghèo khó nhất Thái Lan, trò chuyện với người dân, xuống ruộng với họ, hoà mình vào với cuộc sống ở đó. Quãng đường rong ruổi của vợ chồng ông mỗi năm trung bình khoảng 30.000 dặm trên chiếc xe jeep tự lái. Trong tâm trí của những người dân Thái, Nhà vua và Hoàng hậu là một người thân thiện, với cuốn sổ và chiếc bút trên tay, luôn lắng nghe và tràn đầy ý tưởng mới.
Vua và Hoàng hậu đã biến cung điện Chitralada rộng lớn của mình thành tổ hợp trang trại, cánh đồng, nhà máy chế biến - nơi vợ chồng ông có thể tiến hành nhiều thí nghiệm và thực hiện hàng loạt các đề án về nông nghiệp, thuỷ lợi. Từ đây, hơn 3.000 đề án do chính Nhà vua khởi xướng đã được triển khai trên toàn quốc, cải thiện điều kiện sống của dân nghèo ở nông thôn. Không những thế, Vua Bhumibol cũng đã hỗ trợ Chính phủ trong việc đưa ra hàng loạt giải pháp cho các vấn đề, từ giảm lũ lụt, hạn hán tới ùn tắc giao thông và phúc lợi xã hội.
Vua Adulyadej ngồi trên ngai vàng tại Hoàng cung ở Bangkok, bên cạnh ông là vợ và các con năm 1979 |
Cùng với Đức vua Bhumibol Adulyadej, Hoàng hậu Sirikit rất được người dân yêu mến. Nhà vua Thái Lan được người dân nước này tôn kính như một vị Phật sống. Họ gọi ông bằng nhiều cái tên trìu mến nhưng không kém phần ngưỡng vọng: Vị Phật ngự phía trên chúng con, Vua của nhân dân... Ngày sinh nhật Nhà Vua là quốc lễ, được xem như “Ngày của cha” và Quốc khánh của Thái Lan (5/12). Và từ năm 1972, Lễ sinh nhật của Hoàng hậu được tổ chức trùng với “Ngày của Mẹ” (12/8); chính vì vậy, người dân Thái Lan coi Hoàng hậu Sirikit như là Mẹ của tất cả người dân nước này.
Nhiều chương trình, dự án giải quyết việc làm, phát triển nông nghiệp, bảo tồn nghề truyền thống dành cho người nghèo do Hoàng hậu khởi xướng và bảo trợ đã và đang được triển khai tích cực và có hiệu quả. Ngoài ra, bà cũng hoạt động tích cực trong việc quảng bá văn hoá và lịch sử Thái Lan.
Bộ phim “Truyền thuyết về Hoàng hậu Suriyothai” ra đời với sự bảo trợ của Hoàng hậu Sirikit được biết đến như là một trong những bộ phim lịch sử hoành tráng nhất Thái Lan. Bộ phim đã thu hút sự quan tâm của giới trẻ nói riêng và cũng đã làm cho người Thái nói chung hiểu rõ hơn về lịch sử của đất nước mình.
Bộ phim “Truyền thuyết về Hoàng hậu Suriyothai” ra đời với sự bảo trợ của Hoàng hậu Sirikit được biết đến như là một trong những bộ phim lịch sử hoành tráng nhất Thái Lan. Bộ phim đã thu hút sự quan tâm của giới trẻ nói riêng và cũng đã làm cho người Thái nói chung hiểu rõ hơn về lịch sử của đất nước mình.
Những kỷ niệm của gia đình Hoàng gia được lưu giữ theo thời gian |
Hoàng hậu Sirikit đặc biệt quan tâm đến sự tiến bộ của phụ nữ. Bà hiểu phụ nữ Thái Lan cần gì và biết khả năng của họ như thế nào. Vì vậy, bà không ngừng khuyến khích phụ nữ Thái tham gia các công việc thủ công mỹ nghệ truyền thống như dệt, đan lát thông qua việc tài trợ tiền làm các khung cửi và bảo trợ cho các hợp tác xã.
Hình ảnh Quốc vương và Hoàng hậu luôn sống mãi trong lòng người dân Thái Lan |
Ở Thái Lan, người ta có nhiều cách để bày tỏ lòng kính trọng với Hoàng hậu Sirikit. Nếu như thứ Hai hằng tuần người Thái mặc áo vàng để tỏ lòng tôn kính đối với Quốc vương Bhumibol Adulyadej thì thứ Sáu hằng tuần họ lại mặc áo xanh dương, màu tượng trưng cho Hoàng hậu.