Cô gái mắc hội chứng Down trở thành giáo viên

02/01/2017 - 08:00
Sharfa, người Palestine, đã trở thành cô gái mắc hội chứng Down đầu tiên được làm cô giáo tại dải Gaza.
Hiba Al-Sharfa năm nay 27 tuổi
Hiba Al-Sharfa năm nay 27 tuổi
Hiện Hiba làm trợ giảng tại chính ngôi trường mà cô từng học. Đó là một ngôi trường thuộc tổ chức từ thiện Right to Live Society, chuyên hỗ trợ giáo dục, y tế cho những trẻ em mắc hội chứng Down tại dải Gaza.
Hiện Hiba làm trợ giảng tại chính ngôi trường mà cô từng học. Đó là một ngôi trường thuộc tổ chức từ thiện Right to Live Society, chuyên hỗ trợ giáo dục, y tế cho những trẻ em mắc hội chứng Down tại dải Gaza.
Hiba chia sẻ: “Tôi đã đến với tổ chức từ lúc tôi còn rất nhỏ, khi đó tôi khoảng 4 tuổi. Tôi thường được các giáo viên dạy đọc, đánh vần và họ đã giúp tôi hiểu được tất cả các chữ cái, vì vậy tôi có thể đánh vần, phát âm và viết từng chữ”.
Hiba chia sẻ: “Tôi đã đến với tổ chức từ lúc tôi còn rất nhỏ, khi đó tôi khoảng 4 tuổi. Tôi thường được các giáo viên dạy đọc, đánh vần và họ đã giúp tôi hiểu được tất cả các chữ cái, vì vậy tôi có thể đánh vần, phát âm và viết từng chữ”.
Hiba cho biết thêm rằng mặc dù hiện tại cô vẫn chỉ là một phụ tá, nhưng cô mong một ngày nào cô sẽ được phụ trách một lớp học của riêng mình.
Hiba cho biết thêm rằng mặc dù hiện tại cô vẫn chỉ là một phụ tá, nhưng cô mong một ngày nào cô sẽ được phụ trách một lớp học của riêng mình.
Việc Hiba được nhận vào trường làm giáo viên mang đến một làn gió mới cho ngôi trường khi đây là lần đầu tiên tại trường học ở dải Gaza có một giáo viên mắc hội chứng Down. Nawal Ben Saeed, một giáo viên của trường, cho biết: “Hiba đã chứng tỏ mình hoàn toàn có thể vượt qua khuyết tật của bản thân”.
Việc Hiba được nhận vào trường làm giáo viên mang đến một làn gió mới cho ngôi trường khi đây là lần đầu tiên tại trường học ở dải Gaza có một giáo viên mắc hội chứng Down. Nawal Ben Saeed, một giáo viên của trường, cho biết: “Hiba đã chứng tỏ mình hoàn toàn có thể vượt qua khuyết tật của bản thân”.
Các học viên đến đây không chỉ đơn giản là để học đọc hay học viết mà họ học cách nuôi dưỡng và theo đuổi ước mơ của mình. Với mục tiêu này, Hiba trở thành một hình mẫu để những học viên khác noi theo, rằng khuyết tật của họ không thể ngăn chặn ước mơ của họ trở thành sự thật.
Các học viên đến đây không chỉ đơn giản là để học đọc hay học viết mà họ học cách nuôi dưỡng và theo đuổi ước mơ của mình. Với mục tiêu này, Hiba trở thành một hình mẫu để những học viên khác noi theo, rằng khuyết tật của họ không thể ngăn chặn ước mơ của họ trở thành sự thật.
Sau khi nhìn thấy Hiba, Mahmoud Abu Swereh, một học viên tại trường, đã chia sẻ rằng: “Tôi muốn trở thành trợ giảng như Hiba, một người sẽ hỗ trợ việc giảng dạy các học viên”.
Sau khi nhìn thấy Hiba, Mahmoud Abu Swereh, một học viên tại trường, đã chia sẻ rằng: “Tôi muốn trở thành trợ giảng như Hiba, một người sẽ hỗ trợ việc giảng dạy các học viên”.
Hiện, trường Hiba giảng dạy có hơn 600 học viên học tập và khoảng 150 người được hỗ trợ học tập tại nhà.
Hiện, trường Hiba giảng dạy có hơn 600 học viên học tập và khoảng 150 người được hỗ trợ học tập tại nhà.
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm