Chính trị - Xã hội

Cô gái Nhật Bản bị bệnh Down lập kỷ lục về viết thư pháp

09/10/2018 - 10:01 AM
Bức thư pháp khổng lồ của cô gái Nhật Bản Shoko Kanazawa (33 tuổi, bị bệnh Down) đang thu hút mọi người trên thế giới. Cuộc đời của Kanazawa mang tràn đầy nghị lực sống, là bài học cho những ai muốn nỗ lực vươn lên.
shoko-kanazawa-4.jpg
Nét bút thư pháp của Shoko Kanazawa

 

Hơn 40.000 người đã đổ về ngôi chùa Ryoun-ji ở Hamamatsu, tỉnh Shizuoka, miền Trung Nhật Bản để xem triển lãm thư pháp lớn nhất thế giới do cô Shoko Kanazawa, một người Nhật Bản mắc hội chứng Down, viết và trưng bày từ tháng 11/2017. Với bút pháp tỉ mỉ và mạnh mẽ, bức thư pháp khổng lồ có kích thước cao 4m, rộng 16m được cô Shoko Kanazawa (33 tuổi) viết, gồm 276 ký tự. Nhà sư Koshi Kimiya (40 tuổi), trụ trì tại chùa Ryoun-ji nhận xét: "Thư pháp cho thấy Kanazawa có một tâm hồn thuần khiết của nhà Phật”.
 
shoko-kanazawa-6.jpg
Bức thư pháp khổng lồ có kích thước cao 4m, rộng 16m

  

Kanazawa đã hoàn thành tác phẩm thư pháp này từ năm 2015 nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 30 sinh nhật mình. Trước đó, để chuẩn bị cho tác phẩm thư pháp của mình, cô đã đặt hàng giấy từ Trung Quốc, mỗi tấm cao 4m và rộng 2m, sau đó ghép lại với nhau. Ngoài bức thư pháp khổng lồ trên, khoảng 40 tác phẩm thư pháp khác của Kanazawa cũng sẽ được trưng bày cho công chúng vào xem miễn phí tại ngôi chùa này đến hết ngày 3/12/2018.
 
Đi liền với tài hoa, cuộc đời của Kanazawa mang tràn đầy nghị lực sống, là bài học cho những ai muốn nỗ lực vươn lên. Cô truyền cảm hứng cho những người khuyết tật. Kanazawa sinh năm 1985 tại Tokyo và mẹ cô là Yasuko lúc đó đã 42 tuổi. Bà Yasuko rất vui mừng khi đón đứa con đầu lòng; tuy nhiên, niềm vui ấy nhanh chóng chuyển sang thất vọng khi bác sĩ thông báo rằng Kanazawa bị mắc hội chứng Down.
 
shoko-kanazawa-7.jpg
Shoko Kanazawa và người mẹ yêu thương luôn ở bên

  

Cùng lớn lên bên con, bà Yasuko đã dạy cho cô bé Kanazawa học thư pháp và phát hiện ra cô có tài năng về môn nghệ thuật này. Hy vọng sẽ giúp con gái nhận thức được cuộc sống yêu thương, bà Yasuko đã dạy Kanazawa viết kinh Heartsut với giáo lý đạo Phật gồm 276 ký tự. Cuốn sách với nhiều chữ kanji khó viết nhưng cô đã ngày đêm miệt mài học tập. Những giọt nước mắt rơi trên trang giấy, đó là lý do vì sao những bài viết của cô được gọi là “nước mắt Sutra”.
 
Năm Kanazawa 14 tuổi, cha cô đột ngột qua đời vì một cơn đột quỵ ở tuổi 52. Lúc còn sống, ông từng hứa với Kanazawa rằng sẽ tổ chức một triển lãm thư pháp cho con năm 20 tuổi như đánh dấu sự trưởng thành. Khi ông mất đi, bà Yasuko đã thay chồng thực hiện lời hứa đó với con gái. Rất nhiều du khách đến triển lãm Thư pháp thế giới được tổ chức tháng 2/2005 đã rơi nước mắt khi nghe câu chuyện đời của Kanazawa.
 
shoko-kanazawa-2.jpg
Mẹ dõi theo từng nét bút của Shoko Kanazawa

  

Kanazawa bắt đầu cùng mẹ trình diễn tại các đền thờ nổi tiếng như Kenchōji ở Kamakura, Tōdaiji ở Nara, Kenninji ở Kyoto, Chūsonji ở Iwate, trước rất đông khán giả. Năm 2011, Kanazawa được mời viết logo cho bộ phim truyền hình của Taiga về Taira no Kiyomori của đài NHK. Năm 2013, cô tạo ra một tác phẩm khổng lồ dài 5m theo nhân vật Yume trong lễ khai mạc liên hoan Thể thao quốc gia Nhật tổ chức tại Tokyo. Điều này nhận được sự hoan nghênh của đông đảo mọi người trên toàn thế giới. Kanazawa còn tổ chức các triển lãm ở New York (Mỹ) và Cộng hòa Séc.
 
Sự nổi tiếng của cô đã vựơt ra ngoài biên giới nước Nhật. Cô được xem như một “hiện tượng lạ” của thư pháp Nhật nói riêng và thế giới nói chung. Tuy nhiên, khi nói về cô, mọi người còn nói đến người đã vực dậy tài năng này. Tất cả đều xuất phát từ tình yêu thương và kiên trì của người mẹ, người luôn tin vào khả năng của con gái mình.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn