Cô gái suýt hỏng tai vĩnh viễn vì thói quen đeo tai nghe nhiều giờ liên tục và lời khuyên của chuyên gia

Minh Ngọc
19/07/2021 - 14:40
Cô gái suýt hỏng tai vĩnh viễn vì thói quen đeo tai nghe nhiều giờ liên tục và lời khuyên của chuyên gia
Thói quen đeo tai nghe thường xuyên của nhiều người trẻ hiện nay có thể gây ra tình trạng mất thính giác nguy hiểm. PGS. BS. Nguyễn Thị Hoài An phân tích những nguy hại từ thói quen phổ biến này.

1. Mất thính giác đột ngột vì thói quen đeo tai nghe thường xuyên

Mới đây một cô gái trẻ tên Hiểu Tịnh (28 tuổi) sống tại Đài Loan thường xuyên đeo tai nghe để xem phim tới khuya trong thời gian giãn cách xã hội. Suốt 1 tháng như vậy, Hiểu Tịnh cảm thấy bên tai trái của mình càng ngày nghe càng kém. Mặc dù đổi tai nghe khác nhưng một bên tai không tiếp nhận được âm thanh.

Cô gái suýt hỏng tai vĩnh viễn vì thói quen đeo tai nghe nhiều giờ liên tục  - Ảnh 1.

Thói quen đeo tai nghe thường xuyên có thể gây hại cho thính lực của bạn - Ảnh: Internet

Nhận thấy có gì đó bất ổn, Hiểu Tịnh lập tức đến gặp bác sĩ Trương, khoa Tai mũi họng tại bệnh viện Đài Loan. Kết quả cho thấy cô bị mất thần kinh thính giác đột ngột (SSHL). May mắn cho cô là tới bệnh viện điều trị kịp thời và giữ lại được tai trái của cô.

Sau nhiều ngày điều trị, Hiểu Tịnh đã phục hồi lại thính giác, nhưng hiệu quả chỉ được 80% so với ban đầu. Rõ ràng, thói quen đeo tai nghe liên tục trong thời gian dài của cô đã suýt lấy đi thính giác ở tai trái.

Còn trường hợp của Nguyễn Q.A (20 tuổi) sống tại Thái Bình phải đi khám khẩn cấp vì nghe thấy tiếng ù ù liên tục như máy nổ trong ống tai của mình. Đồng thời các triệu chứng, ù tai, chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi toàn thân diễn ra thường xuyên ảnh hưởng tới sức khỏe của cô gái trẻ.

Trước đó, Nguyễn Q.A ở nhà làm online vì công ty đóng cửa do Covid-19, cô làm bạn với chiếc điện thoại và tai nghe nhiều giờ trong ngày. Thậm chí khi nghỉ ngơi cô cũng sử dụng.

Các bác sĩ sau một hồi bắt bệnh đã tìm ra nguyên nhân là do chấn thương âm thanh cấp tính. Những biểu hiện này có thể biến mất trong vài giờ, nhưng cũng kéo dài từ vài ngày hoặc lâu hơn. Điều này ít nhiều ảnh hưởng tới thính lực và thần kinh não bộ.

Đọc thêm: Bệnh khiếm thính có chữa được không? Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng mất thính giác?

2. Chuyên gia cảnh báo mối nguy hại từ thói quen đeo nghe tai nghe thường xuyên

Liên quan đến trường hợp này, PGS. BS. Nguyễn Thị Hoài An - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa An Việt cho biết trong thời gian qua có rất nhiều bệnh nhân đến khám các vấn đề liên quan tới thính giác, một trong số đó việc lạm dụng tai nghe khi làm việc, giải trí trong nhiều giờ ở các bạn trẻ xuất hiện khá nhiều.

Cô gái suýt hỏng tai vĩnh viễn vì thói quen đeo tai nghe nhiều giờ liên tục  - Ảnh 2.

PGS. BS. Nguyễn Thị Hoài An

PGS An cho rằng: “Bình thường tai của chúng ta tiếp nhận âm thanh, sóng âm sẽ truyền vào vành tai, qua ống tai đến màng nhĩ, các xương ở tai giữa bị kích thích, vì vậy âm thanh được đưa vào ốc tai và truyền lên não bộ…

Nhưng khi đeo tai nghe như vậy, âm thanh không đi qua vành tai nữa mà sẽ truyền thẳng đến ống tai, dẫn đến gia tăng áp lực cho màng nhĩ và ốc tai. Khi tiếng ồn quá mạnh và kéo dài một cách thường xuyên sẽ gây ra trạng thái kích thích thính giác liên tục. Một số trường hợp đeo tai nghe và ngủ quên khiến tai chịu tổn thương, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương”.

PGS.BS Nguyễn Thị Hoài an cũng chia sẻ thêm những thể loại âm nhạc như pop, rock, hiphop có xu hướng làm cho tinh thần con người tỉnh táo, hưng phấn dẫn đến kết quả là chúng ta mở nhạc to hơn bình thường, ảnh hưởng tới màng nhĩ và dẫn đến chứng điếc tạm thời.

Phân tích cho điều này. PGS. An cho rằng đây là cơ chế tự bảo vệ của tai. Các sợi lông li ti mọc trong ống tai sẽ tiết ra chất giảm độ phân giải của âm thanh, đặt thính giác vào trạng thái tạm nghỉ.

Nếu các bạn có những biểu hiện như sau: ù tai, chóng mặt, chóng mặt, nhức đầu, tức ngực, hoa mắt, mệt mỏi toàn thân… Hãy tạm thời tháo bỏ tai nghe trong một vài ngày, nếu không hết thì hãy tới cơ sở y tế để kiểm tra thính lực.

Ngoài ra, PGS. An khuyến cáo chỉ nên đeo tai nghe khoảng 2 tiếng mỗi ngày và chia đều ra các khung thời gian khác nhau, đặc biệt cần tránh đeo tai nghe khi ngủ và nghe âm thanh quá lớn.

3. Sử dụng tai nghe thế nào là an toàn?

- Tránh để âm lượng quá lớn, giữ cường độ âm thanh không vượt qua 60% so với mức cao nhất.

- Chọn các loại tai nghe vừa với lỗ tai để không cần điều chỉnh tăng volume do nhiễu của tiếng động từ ngoài.

- Tốt nhất là đeo những loại tai nghe ôm cả tai.

- Không nên đeo tai nghe quá 2h/ngày

- Không nên chia sẻ tai nghe hoặc cho người khác mượn tai nghe của mình.

- Vệ sinh tai nghe thường xuyên cẩn thận bằng cách lau sạch lớp chất bẩn bên ngài. Có thể dùng chất diệt khuẩn lau nhẹ nhàng tai nghe.

4. Lợi ích khi hạn chế hoặc loại bỏ tai nghe

- Tăng cường tập trung: vừa sử dụng tai nghe vừa làm một việc gì đó mang lại hiệu quả cực kì thấp. Có thể ở thời điểm hiện tại bản đang cảm thấy ổn với điều đó nhưng sau chỉ 2-3 năm bạn liên tục làm điều đó thì đến một lúc não bạn sẽ trở nên mất tập trung vô cùng và gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực lên não bộ. Do vậy “cách ly” với tai nghe khi làm việc thì hiệu suất công việc sẽ tăng cường đáng kể.

- Bảo vệ thính giác: Đeo tai nghe thường xuyên trở thành nguyên nhân khiến tai có dấu hiệu "lão hóa sớm" và có thể gây ra các tổn thương về tai như điếc hay đau tai. Dù có bật nhỏ hay to âm thanh thì bản thân nghe chúng nhiều trong một thời gian dài thì ảnh hưởng tiêu cực chắc chắn xuất hiện dù ít hay nhiều.

- Dành thời gian cho mình: không còn thói quen đeo tai nghe lúc làm việc, giải trí, đi ngủ... Thay vào đó chúng ta sẽ dành thời gian suy nghĩ về những vấn đề thiếu sót của mình và luôn động viên mình để sửa đổi nó.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm