Co giật trong giấc ngủ: Nguyên nhân và mẹo phòng tránh

Nắng Mai
11/04/2020 - 09:42
Co giật trong giấc ngủ: Nguyên nhân và mẹo phòng tránh
Rất nhiều người gặp phải tình trạng giật mình khi mới thiếp ngủ hoặc sau khi đã thiếp ngủ được vài giây. Thậm chí nhiều trường hợp đang ngủ bị tỉnh giấc bởi cơn co giật khá mạnh. Sự thật về cơn co giật khi ngủ và các mẹo khắc phục tình trạng này.

Chuyện co giật khi ngủ xảy ra đối với khá nhiều người, đa số mọi người đều có những lo ngại đối với vấn đề này và thắc mắc liệu chúng có ảnh hưởng đến sức khỏe của mình hay không và ngăn ngừa tình trạng trên xảy ra như thế nào.

1. Co giật trong khi ngủ là gì và biểu hiện của cơn co giật trong khi ngủ

Tình trạng co giật trong giấc ngủ xuất hiện ở đầu giấc ngủ là một cơn co thắt cơ bắp vô thức xảy ra, tình trạng này xuất hiện khi chúng ta chuyển tiếp giữa thức và ngủ với nhau. Trường hợp này xuất hiện khi cơ thể chuẩn bị đi vào giấc ngủ thì giật mạnh.

Kèm theo đó là cảm giác bị hụt chân hoặc rơi. Ngoài ra, cơn co giật này cũng có thể xuất hiện vô thức vào cuối giấc ngủ. Cơn co giật khiến mọi người dễ bị lo lắng và khó để ngủ lại.

Biểu hiện cụ thể của các cơn co giật trong khi ngủ xuất hiện là một số cú giật nhẹ, có nhiều cú giật không đáng chú ý. Rất nhiều trường hợp ngủ thiếp đi sau đó cảm thấy giật mạnh bất ngờ khiến họ thức dậy. Ngoài triệu chứng này thì bạn có thể gặp thêm các triệu chứng khác như: cảm giác đang rơi, tim đập nhanh, loạn, thở gấp, kèm theo đổ mồ hôi và mơ thấy mình bị ngã. Tuy nhiên, các triệu chứng ở trên đều không phải dấu hiệu của bệnh lý.

Nghiên cứu năm 2016 của các nhà khoa học cho biết, các cơn co giật trong giấc ngủ xảy ra ngẫu nhiên và ảnh hưởng đến sức khỏe của cả hai giới và cả trẻ sơ sinh. Có 60% đến 70% cơn co giật xảy ra ở đầu giấc ngủ.

Co giật trong giấc ngủ: Nguyên nhân và mẹo phòng tránh - Ảnh 2.

Co giật khi ngủ có thể khiến người thân lo lắng - Ảnh Internet

2. Nguyên nhân xuất hiện cơn co giật

Hiện tượng này có nhiều giả thuyết. Có người cho rằng do não bộ không nhận được tín hiệu cơ thể đang đi vào trạng thái ngủ mà nhầm lẫn rằng cơ thể đang rơi. Do đó não bộ sẽ phát ra tín hiệu để cơ thể lấy lại cân bằng, lúc này cơ thể xuất hiện tình trạng giật mạnh khiến bạn tỉnh giấc. Đa số các trường hợp co giật xảy ra khi cơ thể yếu, mệt mỏi và chịu áp lực lớn.

Ngoài ra, nguyên nhân khiến cơn co giật xuất hiện là do tứ chi của con người chịu sự điều khiển của não bộ khiến cơ thể đi ngủ. Lúc này các dây thần kinh trong cơ vận động, trạng thái ngủ say diễn ra và tuần hoàn máu trong cơ thể giảm xuống khiến các vận động nhỏ dễ nhận thấy. Tuy nhiên, tình trạng này xuất hiện bình thường, không đáng lo ngại.

Thực tế nguyên nhân khiến các cơn co giật xuất hiện không rõ ràng, tuy nhiên có một số yếu tố có thể làm tăng khả năng xuất hiện các cơn co giật trong khi ngủ. Một số nguyên nhân có thể làm tăng cơn co giật xảy ra như:

- Tập thể dục vào tối muộn.

- Sử dụng chất kích thích như caffeeine hoặc thuốc.

- Căng thẳng và lo lắng.

- Ngủ kém, ngủ không đủ giấc.

3. Mẹo ngăn ngừa và giảm triệu chứng co giật cơ khi ngủ

- Hạn chế tập thể dục về đêm muộn: Thói quen tập thể dục thật sự rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên việc tập thể dục vào đêm khuya lại không phải thói quen tốt. Thói quen này sẽ gây ra các kích thích thể chất gần với giờ đi ngủ và làm tăng khả năng co giật bắp.

Co giật trong giấc ngủ: Nguyên nhân và mẹo phòng tránh - Ảnh 3.

Tránh xa các chất kích thích - Ảnh Internet

- Tránh xa các chất kích thích: Các loại chất này có thể giúp con người tỉnh táo vào buổi sáng nhưng lại không có tác dụng vào ban đêm. Việc sử dụng nhiều có thể kích thích cơ thể và não khiến bạn khó đi ngủ hơn vào buổi tối và thói quen uống rượu hay hút thuốc lá đều khiến giấc ngủ đêm của bạn khó vào giấc hơn, điều này làm gia tăng tình trạng các cơn co giật trong giấc ngủ xảy ra.

- Thực hiện thói quen đi ngủ điều độ, đủ giấc.

- Không để tinh thần gặp căng thẳng, giảm cường độ làm việc, thư giãn trước khi ngủ bằng cách đọc sách, nghe nhạc sẽ khiến bạn ngủ tốt hơn.

- Tắt đèn, các ánh sáng xanh từ bóng đèn, tivi, màn hình máy tính hay điện thoại thông minh đều là tín hiệu khiến cơ thể hiểu lầm rằng đây là thời gian ban ngày, khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.

- Ngồi thiền thư giãn bằng các bài tập thở giúp tinh thần thoải mái, thư giãn, giúp giảm mức độ căng thẳng.

Co giật trong khi ngủ vô thức là hiện tượng lành tính, không tiềm ẩn nguy cơ bệnh lý. Tuy nhiên, điều này có thể làm phiền và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Do đó, cần giữ tinh thần thoải mái, loại bỏ các thói quen xấu để giấc ngủ ngon hơn. Nếu có vấn đề nghiêm trọng về giấc ngủ hãy gặp bác sĩ để nhận hỗ trợ kịp thời.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm