Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng không?

Hướng Dương HT
24/07/2022 - 13:18
Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng không?
"Trẻ sơ sinh nằm võng có được không?" là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ. Dưới đây là câu trả lời và một số lưu ý mà mẹ cần biết khi cho bé nằm võng.

Nhiều bà mẹ tin rằng, khi cho con nằm võng, bé sẽ ngủ sâu và ngon hơn. Tuy nhiên lại nhận được sự cảnh báo của người khác rằng: Không nên cho trẻ sơ sinh nằm võng. Bởi có hại nhiều hơn lợi. Dưới đây là giải đáp của các bác sĩ về vấn đề trên. Chị em tham khảo nhé!

1. Ưu điểm của việc cho con nằm võng

Đặt trẻ nằm võng để ru ngủ là thói quen của nhiều bà mẹ từ trước đến nay. Nó đem lại cảm giác bé đang được bảo vệ và ôm ấp như môi trường trong bụng mẹ. Nhờ đó, bé sẽ cảm thấy thoải mái và ngủ sâu giấc hơn, ít bị giật mình hơn.

Với những bé quá khó và hay khóc quấy, chiếc võng dường như trở thành một giải pháp tối ưu. Chuyển động bập bênh có thể tạo cảm giác yên tâm và nhẹ nhàng cho con. Mẹ có thể dễ dàng đặt bé ngủ và làm việc nhà hoặc ru bé ngủ.

2. Nhược điểm khi trẻ sơ sinh nằm võng

Do thiết kế của một số loại võng hiện nay (về độ cong và chất liệu) chưa thực sự tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc về giấc ngủ an toàn được khuyến nghị theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) nên cho trẻ nằm võng có nhiều nhược điểm không tốt cho trẻ sơ sinh.

- Ảnh hưởng tới sự phát triển thần kinh vận động: Khi trẻ nằm võng, con khó có thể tiếp cận các động tác đi lại, trườn, bò hoặc cầm nắm đồ vật. Vì vậy, nằm võng có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển hệ thần kinh vận động của trẻ, khiến bé kém linh hoạt và có khả năng nhận biết kém hơn.

- Hội chứng rung lắc: Hệ thần kinh của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện nên rất dễ bị ảnh hưởng tới não bộ khi rung lắc mạnh. Thậm chí, theo nghiên cứu, chỉ trong 3 hoặc 5 giây rung lắc, não của trẻ đã có thể phải chịu những tổn thương. Điều này có thể dẫn đến việc trẻ rối loạn ngôn ngữ, chậm phát triển và nhận thức kém.

- Ảnh hưởng đến cổ và cột sống: Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng trẻ sơ sinh nên ngủ trên một tấm đệm phẳng và chắc chắn. Kể cả giấc ngủ buổi trưa và buổi tối. Trẻ sơ sinh nằm võng có thể dẫn đến tư thế gập cổ. Từ đó, gây cản trở hô hấp và nguy cơ bị ngạt thở.

Vì cột sống của trẻ sơ sinh vẫn còn mềm và dễ bị cong theo độ lún của võng. Do đó cho bé nằm võng có thể sẽ làm tăng nguy cơ bị cong vẹo cột sống, gây ảnh hưởng tới lồng ngực và các cơ quan như phổi, tim.

- Độ an toàn cho trẻ khi ngủ: Võng được treo vào khung, em bé có thể lăn ra khỏi võng bất kì lúc nào. Và có thể gặp chấn thương nghiêm trọng, thậm chí tử vong.

- Cơ bắp kém phát triển: Khi nằm võng trẻ sẽ bị chèn ép cổ gây vẹo cổ, vẹo đầu và chèn ép chân. Khi đó trẻ dễ bị tụ máu và máu không điều hòa tới não bộ, cơ bắp sẽ kém phát triển.

- Phụ thuộc vào võng: Nếu trẻ quen nằm võng, khi ra môi trường khác bé sẽ khó ngủ, quấy khóc và không sâu giấc.

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng không? Khuyến nghị an toàn về tư thế nằm cho bé dưới 1 tuổi! - Ảnh 2.

Những điều bố mẹ cần lưu ý khi cho con nằm võng:

- Chỉ cho con nằm một thời gian ngắn trong ngày. Không để trẻ nằm võng nhiều giờ và cả đêm.

- Đặt bé nằm chéo so với chiều dài của võng và lót tấm chiếu nhỏ ở dưới để tránh ảnh hưởng tới cột sống.

- Tránh cho bé nằm võng sớm khi dưới 3 tháng tuổi.

- Lựa chọn võng có chất liệu tốt, thoáng mát.

- Đảm bảo võng được lắp ở vị trí chắc chắn và thường xuyên kiểm tra dây buộc võng.

-Tránh đu đưa võng quá mạnh gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh của bé.

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng không? Khuyến nghị an toàn về tư thế nằm cho bé dưới 1 tuổi! - Ảnh 3.

Khuyến nghị an toàn về tư thế nằm cho trẻ sơ sinh

- Đặt trẻ nằm ngủ trong mỗi giấc ngủ: Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi cần phải đặt nằm ngửa khi ngủ ngắn và cả vào ban đêm. Hạn chế cho con nằm nghiêng và nằm sấp. Tư thế này sẽ giảm thiểu nguy cơ bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) và các trường hợp tử vong khác liên quan đến giấc ngủ.

Khi bé có thể tự đổi tư thế ngủ thì mẹ nên để con nằm tư thế đó 1 lúc rồi hãng chuyển. Nếu bé ngủ gật trên ghế an toàn của xe ô tô, xe đẩy… mẹ nên đưa bé đến chỗ ngủ chắc chắn càng sớm càng tốt.

- Đặt trẻ ngủ trên bề mặt phẳng và chắc chắn: Nôi và giường dành cho trẻ sơ sinh phải đáp ứng tiêu chuẩn an toàn. Không sử dụng nôi hoặc giường hỏng, thiếu bộ phận...

Nôi nên có nệm chắc chắn với tấm trải vừa vặn. Không nên có bất cứ thứ gì khác trong nôi ngoài em bé. Chẳng hạn như chăn, thú nhồi bông, đồ chơi hoặc gối. Không bao giờ đặt con bạn ngủ trên ghế bành, ghế sofa, nệm nước… hoặc những nơi tương tự không có rào chắn

- Đặt trẻ ngủ riêng một mình: Trẻ có thể ngủ chung phòng với bố mẹ. Tuy nhiên con nên nằm riêng giường. Như thế có thể giảm thiểu nguy cơ bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, hoặc bị ngạt thở. Cha mẹ có thể lăn đè lên người trẻ trong khi ngủ. Hoặc trẻ có thể bị quấn vào ga trải giường hoặc chăn.

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng không? Khuyến nghị an toàn về tư thế nằm cho bé dưới 1 tuổi! - Ảnh 4.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm