Con người sống trong "cái hộp 5m2" đang gồng mình để thay đổi số phận

PHAN (Theo Zhihu)
15/06/2022 - 18:39
Con người sống trong "cái hộp 5m2" đang gồng mình để thay đổi số phận
Con người sống trong "những cái hộp" kia liệu có một ngày được thỏa thích thả mình trong không gian rộng rãi hơn không?

Mới đây, một chàng trai ở Trung Quốc đã đăng tải ảnh chụp căn phòng thuê của mình lên mạng xã hội thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.

Sống trong "những cái hộp" chỉ đủ ngả mình

Căn phòng nhỏ hẹp 5m2 ở thành phố hiện đại hé lộ hiện thực: Những con người sống trong "cái hộp" đang gồng mình để thay đổi số phận - Ảnh 1.

Căn phòng nhỏ hẹp 5m2 ở thành phố hiện đại hé lộ hiện thực: Những con người sống trong "cái hộp" đang gồng mình để thay đổi số phận - Ảnh 2.

Chàng trai sống ở thành phố Thượng Hải, thuê một gian phòng nhỏ chỉ với diện tích 5m2. Nói chính xác hơn thì đây chính là căn phòng cho thuê được cải tạo từ một nhà vệ sinh tiêu chuẩn.

Nhà vệ sinh đã nhỏ, giờ đây còn được ngăn vách nhỏ hơn, chỉ chừa lại một cái toilet và bồn rửa tay. Phía bên ngoài là cái giường đơn nhỏ, đầu giường có chiếc gối hình trái tim, bên trên in hình cặp đôi ngọt ngào. Cuối giường giáp với vách buồng vệ sinh là cái bàn nhỏ đặt một chiếc laptop. Trên đầu giường lắp thêm chiếc tủ nhỏ dùng để treo quần áo và một vài thứ linh tinh khác.

Căn phòng thuê “khiêm tốn” như vậy nhưng một tháng đã mất tới 1.500 NDT (hơn 5 triệu đồng).

Điều càng không ngờ hơn là dưới bài đăng của chàng trai có những bình luận nhận được nhiều lượt thích, chung quy đều cho rằng căn phòng này hoàn toàn bình thường, không có gì đáng thương hay trầm trồ.

“Có gì đâu kỳ lạ? Còn có hẳn một buồng vệ sinh, có thể nấu ăn, lắp điều hòa. Như vậy đã quá tốt rồi”.

“Còn có nhà vệ sinh riêng nữa kìa! 1.500 tệ là quá rẻ!”.

Bạn nghĩ sao về căn phòng chật chội, ngay cả lật người cũng khó khăn nhưng nhiều người lại cho rằng đây “đã là thiên đường rồi”?

Không gian sống của một người tại sao lại có thể bị chèn ép đến cùng cực như vậy?

Không lâu trước đây, một cô gái ở Thanh Đảo (Sơn Đông) cũng chia sẻ căn phòng “tí hon” của mình với diện tích chỉ gần 2m2, giá thuê 200 NDT (gần 700 nghìn đồng).

Căn phòng nhỏ hẹp 5m2 ở thành phố hiện đại hé lộ hiện thực: Những con người sống trong "cái hộp" đang gồng mình để thay đổi số phận - Ảnh 3.

Cô đã tự bày trí lại không gian. Trải tấm thảm lông dưới sàn, đặt chiếc giường đơn, treo rèm cửa sổ, còn treo chậu hoa trên tường và bóng bay trang trí trần nhà. Cuối giường đặt thêm chiếc bàn có tivi nhỏ. Thế là một căn phòng nhỏ nhắn, cực kỳ dễ thương đã được trang hoàng xong.

Sống trong không gian nhỏ hẹp này, một hai ngày thì không sao, nhưng thời gian lâu dần, bạn có cảm thấy áp lực, bí bách không? Thế mà không ít người phải chấp nhận hoàn cảnh này, vì cái tên gọi là điều kiện kinh tế không cho phép.

Điều đáng mỉa mai hơn cả, bên này có người cố gắng gò mình trong căn phòng nhỏ hẹp, bên kia lại có người đăng tải căn hộ sang trọng nhìn ra sông dành cho người giúp việc trong nhà.

Căn phòng nhỏ hẹp 5m2 ở thành phố hiện đại hé lộ hiện thực: Những con người sống trong "cái hộp" đang gồng mình để thay đổi số phận - Ảnh 4.

Người đăng tải này nói rằng nhà cô có 4 người giúp việc. Trong đó, 2 người chuyên chăm sóc con nhỏ, 1 người nấu ăn, 1 người dọn dẹp vệ sinh. Hai người phía sau đã làm việc cho nhà cô hơn 16 năm.

Cống hiến thời gian lâu như vậy, chắc chắn không thể đối xử bình thường rồi nhỉ? Thế là họ đã trang hoàng căn phòng trông không hề thua kém khách sạn hạng sang cho những người giúp việc.

Thảm sàn cao cấp, nệm hàng hiệu, ghế sofa êm ái, cửa sổ nhìn ra cảnh sông lộng lẫy, còn có thêm chiếc tủ quần áo đặt thiết kế theo ý muốn.

Gian phòng thuê 5m2 và căn phòng sang chảnh của người giúp việc, sự đối lập này khiến người ta không khỏi rùng mình. Vì sao xã hội này lại khốc liệt và quá chênh lệch như vậy?

Không gian của người nghèo đang bị chèn ép

Căn phòng nhỏ hẹp 5m2 ở thành phố hiện đại hé lộ hiện thực: Những con người sống trong "cái hộp" đang gồng mình để thay đổi số phận - Ảnh 5.

Một giáo sư người Hàn Quốc từng đưa ra nhận định về hiện tượng “Không gian của người nghèo ngày một bị chèn ép” này:

“Điều khiến tôi lạnh người là những nơi này giống như loại hình khách sạn con nhộng hay căn nhà kho trữ đông lạnh lẽo, được thiết kế với kích thước chỉ vừa người nằm, nếu may mắn thì có thêm chiếc tivi. Con người thật sự có thể nghỉ ngơi trong những nơi thế này sao?”.

Xu thế của thời đại này là: Không gian của người nghèo dần bị thu hẹp, phần dư ra sẽ được người ở tầng lớp cao hơn chiếm dụng.

Có một thực tế là, căn phòng càng nhỏ, thời gian xem tivi càng dài. Không gian càng chật hẹp, con người ta dễ lãng phí thời gian vào việc lướt điện thoại hơn.

Nhóm người càng có thu nhập thấp càng bị thu hút vào không gian trực tuyến. Cũng giống như bộ phim “Ký sinh trùng” của Hàn Quốc, cảnh mở đầu là những con người nghèo khổ cầm chiếc điện thoại dò khắp nơi để bắt được Wifi.

Ngược lại, phòng khách của người giàu có không hề có Tivi, gần như rộng mở hướng ra vườn để hưởng thụ không gian tự nhiên. Thú vui này đã trở thành nhu cầu cuộc sống của người giàu.

Viễn cảnh của con người sống trong "những cái hộp"

Căn phòng nhỏ hẹp 5m2 ở thành phố hiện đại hé lộ hiện thực: Những con người sống trong "cái hộp" đang gồng mình để thay đổi số phận - Ảnh 7.

Ảnh minh hoạ.

Thế giới muôn hình vạn trạng, không ai giống ai, cũng không có cuộc sống nào trên đời này là như nhau. Có người may mắn sinh ra đã ở vạch đích; người thì phải loay hoay ở vạch xuất phát, thậm chí còn không đủ sẵn sàng để chạy.

Căn nhà 5m2 của chàng trai ở Thượng Hải, gian phòng chỉ gần 2m2 của cô gái ở Thanh Đảo, rồi loại hình gian phòng như những chiếc nhộng cho thuê... cho đến căn hộ hạng sang hướng ra cảnh sông. Tất cả đã phản ánh lên hiện thực khốc liệt trong xã hội này.

Con người sống trong "những cái hộp" kia liệu có một ngày được thỏa thích thả mình trong không gian rộng rãi hơn không?

Điều này tùy thuộc vào số phận của mỗi người. Chỉ biết là viễn cảnh này sẽ gần hơn với người luôn không ngừng cố gắng và không từ bỏ. Nếu tương lai có được cuộc sống đủ đầy và hạnh phúc, mảnh ký ức gò mình trong căn phòng nhỏ hẹp này sẽ là tiếng chuông hồi báo để bạn luôn trân trọng những gì đang sở hữu.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm