Trà bạc hà
Làm giảm kích ứng niêm mạc dạ dày và giúp trung hòa lượng axit dư thừa.
Thành phần:
- 1 thìa lá bạc hà (5 g)
- 1 cốc nước (250 ml)
Cách pha và sử dụng:
Cho thìa lá bạc hà vào cốc nước sôi.
Đậy lại và để trong 10 phút.
Để thêm một lúc cho trà ngấm rồi uống.
Uống trà 30 phút sau khi ăn và uống 3 lần mỗi ngày.
Trà hoa cúc
Giúp ngăn ngừa viêm loét dạ dày và làm dịu các triệu chứng khó tiêu.
Thành phần:
- 1 thìa hoa cúc (5 g)
- 1 cốc nước (250 ml)
- 1 muỗng mật ong nguyên chất (25 g)
Cách pha và sử dụng:
Cho hoa cúc vào cốc nước sôi và đậy nắp lại.
Để trong 10 phút, lọc lấy nước và thêm mật ong.
Uống trà sau bữa ăn chính. Nếu các triệu chứng khó tiêu vẫn còn, uống 3 lần mỗi ngày.
Trà gừng và chanh
Giúp giảm cảm giác nóng rát do chứng khó tiêu, ngăn ngừa trào ngược axit và viêm dạ dày.
Thành phần:
- 1 thìa gừng nạo (5 g)
- 1 cốc nước (250 ml)
- 2 muỗng nước cốt chanh (30 ml)
- 1 muỗng mật ong (25 g)
Cách pha và sử dụng:
Cho gừng nạo vào cốc nước và đun sôi.
Sau 3 phút, tắt lửa và để nước gừng nguội trong 10 phút.
Lọc lấy nước và thêm nước cốt chanh cùng với mật ong.
Uống trà khi bạn bị đau bụng. Uống 2 lần mỗi ngày cho đến khi bạn cảm thấy tốt hơn.
Trà tía tô đất
Làm dịu chứng khó tiêu.
Thành phần:
- 1 thìa tía tô đất (5 g)
- 1 cốc nước (250 ml)
Cách pha và sử dụng:
Cho thìa tía tô đất vào cốc nước.
Đun nóng và khi sôi tắt lửa, để nguội trong 10 phút.
Lọc lấy nước uống. Uống sau khi ăn và uống 2 lần mỗi ngày nếu cần thiết.
Nước dứa
Được sử dụng như một giải pháp để giảm bớt các triệu chứng khó tiêu, ngăn ngừa đau dạ dày.
Thành phần:
- 3 lát dứa
- 1/2 cốc nước (125 ml)
Cách pha và sử dụng:
Cho các lát dứa vào máy xay cùng với một nửa cốc nước.
Đổ ra cốc và uống sau khi ăn bữa chính. Có thể uống 2 lần mỗi ngày.