Những khó khăn vướng mắc tâm lý tuổi 17
Học tập, giao tiếp và hướng nghiệp là 3 hoạt động cơ bản của học sinh tuổi 17. Những lĩnh vực học sinh tuổi 17 thường gặp khó khăn: Học tập, quan hệ, ứng xử với giáo viên, với bạn bè nói chung, với bạn khác giới nói riêng, quan hệ, ứng xử với bố mẹ và người thân và vấn đề liên quan đến định hướng nghề nghiệp.
Trong đó, học tập là hoạt động chủ đạo của học sinh tuổi 17. Đặc trưng cơ bản nhất của hoạt động học tập của học sinh tuổi 17 là gắn liền với xu hướng lựa chọn nghề nghiệp. Mục đích học tập và động lực chính của hầu hết học sinh tuổi 17 là thi đỗ tốt nghiệp và vào được các trường cao đẳng, đại học hay trung cấp, học nghề mà các em mong muốn.
Các em chịu nhiều áp lực về kết quả thi từ gia đình, nhà trường, xã hội và ngay chính bản thân các em. Khối lượng kiến thức và thời gian học trên lớp, học thêm cùng với những áp lực từ phía gia đình, nhà trường, xã hội đã khiến nhiều em rơi vào trạng thái căng thẳng và gặp không ít khó khăn trong học tập.
Trong giao tiếp, học sinh gặp khó khăn trong quan hệ, ứng xử với giáo viên, bố mẹ và người thân hơn bạn bè và bạn khác giới. Khá nhiều học sinh cảm thấy áp lực trước những yêu cầu, kỳ vọng quá cao của bố mẹ và buồn chán vì bố mẹ không hiểu các em.
Ứng phó với khó khăn tâm lý tuổi "bẻ gãy sừng trâu"
Phản ứng của học sinh tuổi 17 trước các căng thẳng và khó khăn rất đa dạng. Trong tìm hiểu các cách phản ứng cụ thể mà học sinh thường sử dụng, các bậc cha mẹ và thầy cô cần quan tâm là vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực.
- Trong đó, cách ứng phó mà học sinh thường sử dụng trước các căng thẳng và khó khăn tâm lý là trao đổi, tâm sự với bạn bè mà mình tin cậy. Đối với lứa tuổi 17, bạn bè là chỗ dựa xã hội đáng tin cậy nhất. Với những đặc điểm tâm lý tương đồng, có những khó khăn khá giống nhau, nên bạn bè là đối tượng học sinh dễ dàng đồng cảm, chia sẻ, tâm sự, xin những lời khuyên hay học tập lẫn nhau.
Cách ứng phó này có hiệu quả đối với những khó khăn liên quan đến bạn bè. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tâm lý, tâm sự với bạn bè chỉ là cách giải quyết tạm thời; do hiểu biết còn hạn chế, các em có thể định hướng cho nhau theo chiều hướng sai lệch, dẫn đến việc bao che khuyết điểm cho nhau. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh, các thầy cô cần gần gũi hơn, là chỗ dựa tin cậy cho các em.
- Tuổi 17 thường ứng phó bằng cách trao đổi, xin ý kiến của bố mẹ hay những người thân khác. Đây là cách ứng phó tích cực. Bố mẹ và người thân thường là những người lớn tuổi, giàu trải nghiệm, lại khá hiểu các em. Vì thế, những lời khuyên của họ thường là hữu ích.
- Thư giãn (lướt web, nghe nhạc, hát, đi dạo, đi chơi với bạn bè...) cũng là cách ứng phó mà học sinh thường sử dụng. Đây là cách ứng phó được đánh giá là tích cực, giúp học sinh có thể giải tỏa được những căng thẳng tạm thời. Tuy nhiên, cách này chủ yếu giúp cá nhân cân bằng trạng thái tâm sinh lý, còn các khó khăn vẫn còn đó.
- Học sinh tuổi 17 còn có cách ứng phó là tự mình giải quyết không cần sự trợ giúp của người khác. Ở tuổi này sự trải nghiệm cuộc sống chưa nhiều, không phải lúc nào học sinh cũng biết giải quyết vấn đề của mình một cách đúng đắn. Thêm vào đó, xét về phương diện tâm lý, việc tự mình giải quyết không cần sự trợ giúp của người khác ở lứa tuổi này, đôi khi lại là điều không tốt.
- Vẫn còn không ít học sinh tuổi 17 lúng túng không biết cách giải quyết như thế nào, hoặc âm thầm chịu đựng một mình vì thiếu kỹ năng chia sẻ và tiếp nhận sự hỗ trợ từ những nơi đáng tin cậy. Cách ứng phó này sẽ khiến các em gặp nhiều khó khăn hơn trong học tập, trong quan hệ, ứng xử với giáo viên và bạn bè. Như vậy, việc bộc lộ cảm xúc (khóc lóc, la hét...) cùng với cảm giác buồn phiền không làm giảm thiểu mức độ căng thẳng và khó khăn mà còn khiến cho nó càng thêm trầm trọng.
Để đồng hành cùng tuổi 17 ứng phó có hiệu quả với các khó khăn tâm lý, người lớn cần: Trang bị những hiểu biết cơ bản về các cách ứng phó trước khó khăn tâm lý của lứa tuổi 17 cho học sinh. Hình thành và phát triển kỹ năng ứng phó cho học sinh thông qua các lớp tập huấn hoặc các câu lạc bộ kỹ năng sống hoặc những giờ hoạt động ngoại khó ở trường.
Gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội cần chung tay với học sinh tuổi 17 nhằm hỗ trợ giải quyết khó khăn kịp thời, đồng thời tạo sự đồng thuận cao trong việc giáo dục, rèn luyện kỹ năng ứng phó cho các em. Trong các trường học cần xây dựng trung tâm tư vấn, tham vấn tâm lý để hỗ trợ kịp thời và hiệu quả giúp các em tháo gỡ, giải quyết các khó khăn vướng mắc tâm lý gặp phải trong học tập và cuộc sống. Học tập, giao tiếp và hướng nghiệp là 3 hoạt động cơ bản của học sinh tuổi 17. Những lĩnh vực học sinh tuổi 17 thường gặp khó khăn: Học tập, quan hệ, ứng xử với giáo viên, với bạn bè nói chung, với bạn khác giới nói riêng, quan hệ, ứng xử với bố mẹ và người thân và vấn đề liên quan đến định hướng nghề nghiệp.
Tuổi 17 chứa chất trong lòng bao vướng mắc tâm lý cần chia sẻ, giãi bày. Ảnh minh họa |
Các em chịu nhiều áp lực về kết quả thi từ gia đình, nhà trường, xã hội và ngay chính bản thân các em. Khối lượng kiến thức và thời gian học trên lớp, học thêm cùng với những áp lực từ phía gia đình, nhà trường, xã hội đã khiến nhiều em rơi vào trạng thái căng thẳng và gặp không ít khó khăn trong học tập.
Trong giao tiếp, học sinh gặp khó khăn trong quan hệ, ứng xử với giáo viên, bố mẹ và người thân hơn bạn bè và bạn khác giới. Khá nhiều học sinh cảm thấy áp lực trước những yêu cầu, kỳ vọng quá cao của bố mẹ và buồn chán vì bố mẹ không hiểu các em.
Ứng phó với khó khăn tâm lý tuổi "bẻ gãy sừng trâu"
Phản ứng của học sinh tuổi 17 trước các căng thẳng và khó khăn rất đa dạng. Trong tìm hiểu các cách phản ứng cụ thể mà học sinh thường sử dụng, các bậc cha mẹ và thầy cô cần quan tâm là vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực.
Ảnh minh họa |
Cách ứng phó này có hiệu quả đối với những khó khăn liên quan đến bạn bè. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tâm lý, tâm sự với bạn bè chỉ là cách giải quyết tạm thời; do hiểu biết còn hạn chế, các em có thể định hướng cho nhau theo chiều hướng sai lệch, dẫn đến việc bao che khuyết điểm cho nhau. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh, các thầy cô cần gần gũi hơn, là chỗ dựa tin cậy cho các em.
- Tuổi 17 thường ứng phó bằng cách trao đổi, xin ý kiến của bố mẹ hay những người thân khác. Đây là cách ứng phó tích cực. Bố mẹ và người thân thường là những người lớn tuổi, giàu trải nghiệm, lại khá hiểu các em. Vì thế, những lời khuyên của họ thường là hữu ích.
- Thư giãn (lướt web, nghe nhạc, hát, đi dạo, đi chơi với bạn bè...) cũng là cách ứng phó mà học sinh thường sử dụng. Đây là cách ứng phó được đánh giá là tích cực, giúp học sinh có thể giải tỏa được những căng thẳng tạm thời. Tuy nhiên, cách này chủ yếu giúp cá nhân cân bằng trạng thái tâm sinh lý, còn các khó khăn vẫn còn đó.
- Học sinh tuổi 17 còn có cách ứng phó là tự mình giải quyết không cần sự trợ giúp của người khác. Ở tuổi này sự trải nghiệm cuộc sống chưa nhiều, không phải lúc nào học sinh cũng biết giải quyết vấn đề của mình một cách đúng đắn. Thêm vào đó, xét về phương diện tâm lý, việc tự mình giải quyết không cần sự trợ giúp của người khác ở lứa tuổi này, đôi khi lại là điều không tốt.
- Vẫn còn không ít học sinh tuổi 17 lúng túng không biết cách giải quyết như thế nào, hoặc âm thầm chịu đựng một mình vì thiếu kỹ năng chia sẻ và tiếp nhận sự hỗ trợ từ những nơi đáng tin cậy. Cách ứng phó này sẽ khiến các em gặp nhiều khó khăn hơn trong học tập, trong quan hệ, ứng xử với giáo viên và bạn bè. Như vậy, việc bộc lộ cảm xúc (khóc lóc, la hét...) cùng với cảm giác buồn phiền không làm giảm thiểu mức độ căng thẳng và khó khăn mà còn khiến cho nó càng thêm trầm trọng.
Để đồng hành cùng tuổi 17 ứng phó có hiệu quả với các khó khăn tâm lý, người lớn cần: Trang bị những hiểu biết cơ bản về các cách ứng phó trước khó khăn tâm lý của lứa tuổi 17 cho học sinh. Hình thành và phát triển kỹ năng ứng phó cho học sinh thông qua các lớp tập huấn hoặc các câu lạc bộ kỹ năng sống hoặc những giờ hoạt động ngoại khó ở trường.