pnvnonline@phunuvietnam.vn
Cung tần triều Thanh "kèn cựa" nhan sắc khốc liệt, bày trăm kế dưỡng nhan mới mong được thị tẩm
Nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc nhưng cũng nổi tiếng là triều đại ngổn ngang với dàn hậu cung hùng hậu, nơi xảy ra những màn đấu đá khốc liệt chỉ mong được vua chú ý. Dưới triều Thanh, được nhập cung đã là một cơ hội đổi đời và khi được Hoàng đế sủng ái, vị phi tần đó sẽ như một bước lên tiên với người hầu kẻ hạ.
Hậu cung triều Thanh vốn là nơi "sóng sau xô sóng trước" với những đợt tuyển tú định kỳ diễn ra 3 năm một lần.
Chỉ tuyển chọn phi tần dưới 25 tuổi
Từ sau độ tuổi 25 này trở đi, họ sẽ hạn chế được đưa vào danh sách thị tẩm. Bởi vào thời bấy giờ, người bước sang độ tuổi 50 đã được xếp vào hàng cao niên. Đây cũng là lý do mà chế độ phong kiến thịnh hành việc cưới gả, thành thân từ năm mới 14, 15 tuổi và thường sinh đẻ trước tuổi 25. Hơn nữa, qua tuổi này, nữ nhân đã bị coi là già và lộ nhiều dấu hiệu lão hóa, nhan sắc không còn đẹp như trăng rằm, đáng được vua chiêu mộ.
Những cung tần, mỹ nữ của nhà vua chỉ được hầu hạ Thiên tử thường xuyên cho tới trước năm 25 tuổi.
Quy trình lựa phi tần khắt khe
Sau hàng loạt quy trình kiểm tra khắt khe qua nhiều ngày, sẽ có khoảng 100 tú nữ được chọn. Đây là những người có làn da đẹp, mịn màng, không có lông hoặc mùi cơ thể và những vấn đề sức khỏe khác. Những người khi đã được tuyển chọn vào vòng gần cuối sẽ bắt đầu được đào tạo về cách ăn vận, lối trang điểm, làm đẹp và cả nghệ thuật đàn hát, thêu thùa,...
Những người này cũng sẽ phải trải qua một cuộc kiểm tra trong khi ngủ để tìm ra mọi thói quen xấu về đêm như ngáy, phát ra mùi hôi, nói mớ, mộng du...
Phi tần sau khi được duyệt vào cung cũng phải nhờ nhan sắc và sự may mắn mới được thị tẩm. Số phận của những tú nữ không được ban ân hạng này đều phải hầu hết dành cả đời trong sự cô đơn, ghen tuông và hận thù vì phải chờ mòn mỏi chỉ được nhìn thấy khuôn mặt của Hoàng đế. Bởi vậy mới nói, vào giai đoạn lịch sử này của Trung Quốc, nhan sắc luôn là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu. Nếu không có mánh khóe dưỡng nhan nổi bật, họ sẽ bị ghẻ lạnh suốt đời.
Tắm hoa hồng để dưỡng ẩm toàn thân
Trong hoa hồng có chứa rất nhiều loại vitamin cần thiết cho da, như vitamin B, C, D, K, E… giúp nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong, giúp da thêm trắng sáng và lưu hương suốt cả ngày dài.
Thời cổ xưa làm gì có xà bông tắm, các cung tần mỹ nữ thường phải tắm với hoa để tẩy trần cơ thể. Ngoài hoa hồng, họ còn dùng thêm hoa nhài và các loài hoa có mùi hương đậm khác.
Ăn dứa để "cô bé" luôn tỏa hương
Dứa không những chỉ được biết đến với một loại quả làm tăng mùi hương cơ thể, dưỡng da,... mà nó còn là một trong những cách hiệu quả nhất để chăm sóc “cô bé” thơm tho. Hơn nữa, loại quả này còn giúp cân bằng độ pH âm đạo, đem lại độ ẩm nhất định.
Ăn dứa giúp cho mỗi lần chốn cung nữ được vua thị tẩm sẽ may mắn được chọn lại lần nữa chỉ vì "cô bé" có mùi thơm dễ chịu.
“Trẻ mãi không già” cùng với chè dưỡng nhan
Chè dưỡng nhan được chế biến từ rất nhiều loại thảo dược có lợi cho sức khỏe, chẳng hạn như: tuyết liên tử, tuyết yến, nhựa đào, hạt kỷ tử, hạt sen, long nhãn… Tất cả những thành phần này đều mang lại những lợi ích cho sức khỏe, giúp tinh thần được thư giãn, duy trì vóc dáng hiệu quả và đặc biệt, ngăn chặn tình trạng da lão hóa nhờ những loại thảo dược từ thiên nhiên.
Chăm sóc cơ thể ngay từ bên trong là bí kíp của chốn hậu cung nhà Thanh. Món chè dưỡng nhan đầy bổ dưỡng này chính là bí kíp được lưu truyền rất lâu đời cho đến tận ngày hôm nay.
Dưỡng tóc bằng nước vo gạo
Trong nước vo gạo có chứa nhiều chất chống oxy hóa và các axit amin, giúp tóc của bạn thêm chắc khỏe và bồng bềnh hơn. Bên cạnh đó, trong nước vo gạo còn chứa một loại carbohydrate có tác dụng phục hồi tóc hư tổn cực kỳ hiệu quả, không ai khác mà chính là Inositol - “thần dược” cho mái tóc xơ rối, hư tổn.
Nước vo gạo thường dùng để rửa mặt, làm trắng da và trị mụn, còn để dưỡng tóc thì nghe có vẻ lạ với người hiện đại nhưng lại là bí kíp thần sầu giúp cung tần mỹ nữ duy trì được mái tóc đen dài, tạo kiểu cầu kì.