Chủ nhật, 15/12/2024
Nhiều mâyHà Nội
13° - 17°C

Cuốn tiểu thuyết đặc sắc của cô bé 15 tuổi

An Khê
23/11/2022 - 19:38
Cuốn tiểu thuyết đặc sắc của cô bé 15 tuổi

Nguyệt Thượng Thanh Phong

“Hai kiếp phàm trần một kiếp tiên - Một kiếp phàm nhân một kiếp thượng thần” của tác giả Nguyệt Thượng Thanh Phong vừa được Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành trung tuần tháng 11/2022.

Đây là cuốn tiểu thuyết đầu tay của Nguyệt Thượng Thanh Phong, một cô gái đang ở tuổi 15. Tiểu thuyết xoay quanh câu chuyện về tình yêu, số phận, những biến cố của 12 vị Thượng thần cả khi ở trên thiên giới và lúc lịch kiếp xuống phàm trần. Cũng ở đó, tác giả đan xen những câu chuyện về thế sự, nhân sinh hết sức sâu sắc.

Để viết được cuốn tiểu thuyết ngôn tình này thì chắc chắn trước tiên tác giả phải là người ham thích đọc thể loại này. Tuy nhiên, khác với bạn đọc thông thường vốn chỉ đọc với nhu cầu được chia sẻ và giải toả thì Nguyệt Thượng Thanh Phong dường như đã suy ngẫm, tư duy nhiều hơn để cho những gì cô bé đọc được trở nên như một nguồn cảm hứng cho những sáng tạo. "Hai kiếp phàm trần một kiếp tiên - Một kiếp phàm nhân một kiếp thượng thần" đã được cô bé ấp ủ và viết trong ròng rã 3 năm dài. Khi ra mắt, cuốn sách đã tạo nên bất ngờ đối với bạn đọc bởi sự thú vị, đặc sắc.

Cuốn tiểu thuyết đặc sắc của cô bé 15 tuổi - Ảnh 1.

Bìa sách “Hai kiếp phàm trần một kiếp tiên - Một kiếp phàm nhân một kiếp thượng thần”

Ngôn ngữ trong tác phẩm thuộc về ngôn ngữ của dòng cổ trang, tác giả là một cô bé mới lớn lên trong thời 4.0 giữa vô vàn lối nói "trend" của giới trẻ nhưng cô bé đã cho thấy sự uyên áo về ngôn từ cổ của mình mà có những từ rất khó đối với ngay cả những người từng trải. Bởi vậy mà cuốn sách này cũng giống như một cuốn từ điển để bạn đọc tra cứu, hiểu biết thêm về ngôn ngữ.

Có thể nói, tiểu thuyết ngôn tình đã và đang nở rộ ở Trung Quốc, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng không nhỏ, ngay kể cả tác giả Nguyệt Thượng Thanh Phong. Tuy nhiên, cô bé đã có ý thức đưa thể loại này về gần gũi hơn với người Việt Nam, qua đó thể hiện ý chí muốn thể loại này cũng có bản sắc riêng của tác giả người Việt.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm