pnvnonline@phunuvietnam.vn
Da bị nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị
- 1. Da bị nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt là bệnh gì?
- 1.1. Các bệnh da liễu
- 1.2. Các bệnh lý tiềm ẩn
- 2. Da bị nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt phải làm gì?
- 2.1. Cách chữa da bị nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt bằng mẹo dân gian tại nhà
- 2.2. Sử dụng thuốc Tây y
- 2.3. Chăm sóc và phòng tránh da bị nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt
Da bị nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Trên thực tế, triệu chứng này có thể do các bệnh lý về da liễu gây ra hoặc là do các bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Vì thế, khi da bị nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt, cần xác định nguyên nhân để có cách điều trị thích hợp.
1. Da bị nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt là bệnh gì?
1.1. Các bệnh da liễu
Các bác sĩ cho biết, nguyên nhân phổ biến của hiện tượng da bị nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt đều bắt nguồn từ các tình trạng da liễu. Cụ thể:
- Dị ứng thông thường: Thay đổi thời tiết đột ngột, môi trường ô nhiễm hay một số tác nhân dễ gây dị ứng: lông động vật, phấn hoa, hóa chất…
- Dị ứng thuốc: Một số loại thuốc điều trị bệnh có thể gây tác dụng phụ dị ứng, nổi mẩn ngứa trên cơ thể như thuốc penicillin, salicylat và sulfunamides… Triệu chứng da bị nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt sẽ hết khi ngừng thuốc.
Đọc thêm:
Mụn nhọt mùa hè, chuyên gia hướng dẫn đối phó bằng cách nào?
Bị nấm da kiêng ăn gì? Những thực phẩm người bị nấm da đầu không nên ăn
- Vẩy nến: Vảy nến là bệnh lý ngoài da phổ biến, có biểu hiện đặc trưng là các mẩn đỏ, có vảy trắng bong tróc kèm theo tình trạng ngứa ngáy khó chịu và có khả năng lan khắp cơ thể.
- Chàm: Đây là bệnh da liễu mãn tính vô căn, đặc trưng là triệu chứng da đỏ, phát ban, nổi mẩn…
- Mề đay: Đây là một trong những nguyên nhân khiến da nổi mẩn đỏ như muỗi đốt, ngứa ngáy khó chịu. Bệnh lý này thường gặp ở mọi lứa tuổi.
- Bệnh ghẻ: Ký sinh trùng trên da (con cái ghẻ) tạo ra các vết xước, nốt mẩn như muỗi đốt gây ngứa ngáy dữ dội, nhất là vào thời điểm ban đêm.
- Bệnh nấm da: Dấu hiệu bệnh nấm da là xuất hiện các nốt tròn nhỏ như muỗi đốt, rất ngứa.
1.2. Các bệnh lý tiềm ẩn
Tình trạng da bị nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý tiềm ẩn. Theo đó, cần lưu ý, khác với những bệnh da liễu thông thường, các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn có mức độ nặng hơn và bắt buộc phải tiến hành điều trị triệt để.
Các bác sĩ cho biết, một số bệnh lý thường gặp gây ra triệu chứng da bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt có thể kể đến như:
- Bệnh giun sán: Giun sán có trong cơ thể khiến ống mật bị tắc nghẽn, từ đó chất độc không thoát được ra ngoài. Điều này dẫn đến tình trạng tích tụ và nổi các nốt mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt khắp người.
- Bệnh thận: Khi chức năng của cơ quan thận suy giảm, độc tố bị tích tụ lâu ngày không thoát ra được khiến bùng phát các mẩn đỏ gây ngứa trên da.
- Bệnh gan, mật: Khi gan, mật bị suy giảm chức năng, triệu chứng vàng da, da nổi các mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt sẽ xuất hiện, đặc biệt lòng bàn tay có thể ngứa dữ dội hơn.
- Bệnh bạch huyết: Đây là bệnh lý xuất hiện do các hạch bạch huyết sưng to, khiến sức đề kháng bị suy giảm. Người mắc bệnh bạch huyết có dấu hiệu nổi các mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt trên da.
- Bệnh lý về máu: Một số bệnh lý về máu như bệnh đa hồng cầu, bệnh tiểu cầu, loạn sản tủy… đều có thể là nguyên nhân gây ra triệu chứng da bị nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt.
Bên cạnh đó, các bác sĩ cho biết, tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa trên da cũng có thể xảy ra khi người bệnh bị stress, căng thẳng, lo âu kéo dài.
Ngoài ra, nổi mẩn ngứa có thể xuất phát từ nguyên nhân sinh sống lâu trong môi trường ô nhiễm, nhiễm những hóa chất độc hại. Tiếp xúc lâu ngày với môi trường ô nhiễm, những hóa chất độc hại có thể gây co mạch, tăng huyết áp... Không những vậy, những chất độc hại khi ngấm vào máu có thể gây những dị ứng như nổi mẩn đỏ ngứa trên da, tiếp theo đó là những hệ quả lên hệ thần kinh và các cơ quan trong cơ thể.
Như vậy, có nhiều nguyên nhân dẫn tới da bị nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt. Việc xác định rõ về nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả và chính xác nhất.
2. Da bị nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt phải làm gì?
Như đã nói, da nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý về da và nội tạng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh. Chính vì vậy, khi da bị mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt lâu ngày không khỏi, người bệnh cần phải tìm nguyên nhân và điều trị bệnh kịp thời.
Để có phương pháp điều trị tình trạng này, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lâm sàng, xét nghiệm máu, gan, thận… để xác định nguyên nhân, tình trạng bệnh. Theo các bác sĩ, nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt có thể điều trị tại nhà, điều trị bằng thuốc kèm theo chế độ chăm sóc da và cơ thể khoa học.
2.1. Cách chữa da bị nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt bằng mẹo dân gian tại nhà
Tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt có thể sử dụng một số phương pháp dân gian sau đây:
- Chườm nóng bằng lá đinh lăng: Lấy khoảng 200g lá đinh lăng, đem đi rửa sạch và cho vào sao trên chảo nóng cho đến khi lá vàng. Tiếp theo, bọc lá đinh lăng đã sao vào tấm vải sạch và chườm lên vùng da cần điều trị.
- Chườm lạnh: Bọc đá vào khăn lạnh, chườm lên vùng da bị nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt trong khoảng 10 phút, thực hiện nhiều lần trong ngày. Lưu ý: không sử dụng phương pháp chườm lạnh lên vết thương hở.
- Sử dụng nha đam: Nha đam có đặc tính làm dịu da, giảm ngứa và kháng khuẩn. Vì thế, người bệnh bị nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt có thể sử dụng một lượng gel nha đam lên vùng da cần điều trị, để trong 10 phút và rửa lại bằng nước sạch.
- Sử dụng tinh dầu tự nhiên: Nếu bạn bị nổi mẩn đỏ ngứa do côn trùng cắn, bạn có thể sử dụng tinh dầu bạc hà hoặc tràm trà để giảm sưng viêm.
- Sử dụng khoai tây: Hàm lượng đường, tinh bột và thành phần beta-carotene có trong khoai tây có tác dụng làm dịu, giảm ngứa và phục hồi những tế bào da bị tổn thương.
- Dùng mật ong: Vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa có trong mật ong có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm và làm dịu da. Không những vậy, mật ong còn có khả năng ức chế tụ cầu khuẩn và hạn chế nhiễm trùng da.
- Lau người bằng nước trà xanh: Lấy 20g lá trà tươi rửa sạch, đun sôi với khoảng 1 lít nước. Sau đó, dùng khăn lau nhẹ nước lá trà mới đun lên phần da bị mẩn ngứa. Lưu ý dùng đều đặn hàng ngày để có hiệu quả tốt nhất.
- Uống nước canh gừng: Đun sôi nước với chút đường rồi đổ ít gừng thái sợi vào. Sau đó, đun nhỏ lửa đến khi nước chuyển sang màu vàng rồi chia canh uống 2 -3 lần trong ngày.
- Pha nước tắm bằng bột yến mạch xay mịn hoặc baking soda: Phương pháp này cũng làm giảm nhanh triệu chứng da bị nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt
Người bệnh cần lưu ý, chỉ nên sử dụng các mẹo này với trường hợp bệnh nhẹ, triệu chứng ban đầu. Với trường hợp nặng hoặc dùng thuốc 3 – 5 ngày không đỡ thì cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và xử lý kịp thời.
Ngoài ra, việc tận dụng những nguyên liệu thiên nhiên trên có thể làm giảm ngứa ngáy và cải thiện tình trạng sưng viêm. Tuy nhiên, các nguyên liệu này có thể gây kích ứng với các trường hợp có làn da nhạy cảm. Vì thế, để giảm nguy cơ kích ứng, chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ lên da, quan sát biểu hiện trước khi dùng cho toàn bộ vùng da cần điều trị.
2.2. Sử dụng thuốc Tây y
Tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa gây ra những cơn ngứa ngáy kéo dài, dai dẳng khiến người bệnh rất khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống. Phương pháp ngăn chặn tình trạng ngứa nhanh nhất hiện nay là sử dụng thuốc Tây y.
Các bác sĩ cho biết các loại thuốc thường được sử dụng khi điều trị bệnh là thuốc kháng histamin, thuốc giảm đau hoặc các loại kem bôi chứa thành phần Hydrocortisone. Cần lưu ý, nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt dùng thuốc điều trị khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này.
- Viêm da dị ứng: Đối với trường hợp da bị nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt, thuốc kháng histamine đường uống và điều trị tại chỗ có thể được sử dụng nhằm giảm phản ứng quá mẫn và cải thiện tình trạng trên da.
- Viêm da tiếp xúc: Người bệnh bị viêm da tiếp xúc có thể sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc thuốc bôi chứa corticoid. Tuy nhiên khi sử dụng chế phẩm có chứa corticoid, bệnh nhân cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế những rủi ro phát sinh.
- Chàm và vảy nến: Chàm và vảy nến là các tình trạng da mãn tính và khó điều trị. Do đó. người bệnh buộc phải sử dụng phối hợp nhiều loại thuốc khác nhau, bao gồm kem bôi chứa thành phần corticoid, salicylic acid, kem dưỡng ẩm, thuốc ức chế miễn dịch đường uống…
- Bệnh ghẻ, nấm da: Với những bệnh da liễu xuất phát từ nguyên nhân nhiễm ký sinh trùng, vi nấm, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh hoặc kháng nấm đường uống hoặc điều trị tại chỗ. Để giảm tình trạng kháng thuốc, người bệnh nên dùng đều đặn theo liều lượng và thời gian được chỉ định.
Các bác sĩ khuyến cáo, các loại thuốc Tây y có thể giúp làm giảm nhanh các triệu chứng trên da. Tuy nhiên, cần lưu ý những loại thuốc này cũng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì thế, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi có yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa.
Ngoài ra, các loại thuốc này không can thiệp và điều trị bệnh từ sâu bên trong. Do đó, tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt vẫn có nguy cơ tái phát trở lại. Người bệnh cần lưu ý, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc không đúng thời gian quy định, sai liều lượng thuốc, hay kết hợp nhiều loại thuốc cùng một lúc.
2.3. Chăm sóc và phòng tránh da bị nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt
Để chăm sóc cơ thể và phòng tránh tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt trên da, mỗi người cần lưu ý những vấn đề sau đây:
- Tắm rửa, vệ sinh cá nhân hàng ngày, luôn giữ cho da sạch sẽ. Có thể tắm bằng nước ấm hoặc các loại nước thảo dược như sả, khế, khổ qua… Cần tránh sử dụng nhiều dầu gội sữa tắm có chứa nhiều hóa chất.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: Nên ăn các thực phẩm tốt cho quá trình đào thải độc tốt và bảo vệ da như những loại rau củ quả tươi, thực phẩm giàu omega 3...Kiêng ăn các thực phẩm dễ gây kích ứng, dị ứng như hải sản, đồ dầu mỡ, thực phẩm cay, các chất kích thích…
- Xây dựng lối sống lành mạnh, nghỉ ngơi khoa học, tránh căng thẳng, stress, thường xuyên luyện tập để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng, uống đủ nước.
- Thường xuyên vệ sinh môi trường sống xung quanh, hạn chế tối đa sự xuất hiện của nấm mốc, bụi bẩn.
- Khi ra ngoài đường, cần mặc quần áo chống nắng đầy đủ để tránh tiếp xúc với khói bụi và ánh nắng mặt trời.
Như vậy, nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt là tình trạng thường gặp và do nhiều nguyên nhân gây ra. Thông thường, những nốt mẩn ngứa này sẽ tự biến mất khoảng 1 – 2 ngày nếu chỉ là tình trạng kích ứng da bình thường. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau nên nếu có những dấu hiệu bất thường, các bạn nên đi thăm khám chính xác.
Nguồn tham khảo: What could itchy bumps on the skin like mosquito bites be?