pnvnonline@phunuvietnam.vn
Đám cưới chị gái, tôi đau đớn khi nghe câu tuyên bố từ người cha ruột
Tôi không được may mắn như mọi người khi có một bên chân bị tật nguyền bẩm sinh. Cũng vì thế mà tình thương tôi nhận được từ cha cũng ít hơn so với chị gái. Với cha, chị gái mới xứng đáng là đứa con vàng ngọc, còn tôi chỉ là cỏ dại mà thôi. Từ bé, tôi đã tập làm quen với những lời chê bai, so sánh với chị gái mình. Trong mắt cha, chị gái luôn giỏi giang, xinh đẹp còn tôi chẳng có gì đáng giá cả. Ngược lại, mẹ rất thương tôi và hay cãi lại chồng để bảo vệ con gái út.
Học hết 12 thì tôi nghỉ học theo yêu cầu của cha. Ông muốn tập trung tiền bạc để đầu tư cho chị gái tôi. Tôi cũng hiểu được nỗi lòng của ông và cam chịu. Phần vì chị tôi xinh xắn, giỏi giang thật sự; phần vì tôi tật nguyền, học hết 12 đã là quá tốt rồi. Nghỉ học, tôi xin vào làm công nhân ở khu công nghiệp. Người ta thương tôi tội nghiệp nên nhận vào làm. Công việc ngồi cắt chỉ thừa trên quần áo nên đôi chân không trở thành rào cản hay gây khó khăn cho tôi.
Tiền kiếm được, tôi dành dụm, gửi về cho cha mẹ ở quê và phụ nuôi chị gái học thạc sĩ. Chị cũng thương tôi và thường nói sau này sẽ chăm sóc, trả ơn cho tôi.
Trong thời gian học thạc sĩ, chị quen anh rể và đưa về nhà chơi vài lần. Anh rể hiền lành, ăn học cao, đang làm ở công ty nước ngoài, gia cảnh khá giả. Đôi lúc, thấy tương lai của chị gái rộng mở, tươi đẹp, tôi cũng chạnh lòng cho số phận của mình.
Hôm qua là ngày tổ chức đám cưới của chị gái tôi. Cha tôi nở mày nở mặt lắm vì nhà trai nạp sính lễ cưới rất lớn, lễ cưới diễn ra ở một nhà hàng sang trọng. Trong lúc đón tiếp khách khứa, có lẽ vì đã ngấm men rượu nên ông tuyên bố với họ một câu khiến tôi đau thắt lòng. Ông bảo đời này chỉ vẻ vang nhờ con gái lớn nên sau này sẽ ở với chị tôi. Còn tôi có chồng hay không thì ông cũng không cho mảnh đất, đồng bạc nào đâu, tôi phải tự bươn chải mà kiếm sống.
Mẹ tôi đứng bên cạnh, nghe chồng nói thế thì giận ra mặt nên kéo tay ông để ông dừng lại. Không khí bỗng chốc trở nên gượng gạo, chẳng ai cười nổi nữa. Suốt cả buổi lễ, tôi chỉ biết ngồi một chỗ, mắt luôn cay xè nhưng phải cố kìm lại. Tại sao cha ruột lại đối xử với tôi bất công như vậy? Bị tật nguyền đâu phải là điều tôi mong muốn nhưng ông lại lấy điều đó để mắng mỏ và ghét bỏ tôi.

Nhập thông tin của bạn

Tọa đàm "Dịch sởi vẫn có nguy cơ bùng phát - cần sự chung tay của cả cộng đồng"
Tọa đàm do Báo Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TƯ (Bộ Y tế) tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự nguy hiểm của căn bệnh này, để chung tay phòng, chống bệnh sởi.

KÝ ỨC HÀO HÙNG VỀ “ĐỘI QUÂN TÓC DÀI” VÀ PHONG TRÀO “BA ĐẢM ĐANG”
Những hồi ức chân thực, đầy xúc động từ các nhân chứng lịch sử - những người phụ nữ kiên trung đã từng tham gia “Đội quân tóc dài” và phong trào “Ba đảm đang” được kể lại, tái hiện một thời kỳ hào hùng, nơi lòng yêu nước đã giúp họ vượt qua hiểm nguy, đối mặt với thử thách và viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc. Những câu chuyện ấy vẫn tiếp tục truyền cảm hứng, khơi dậy niềm tự hào và hun đúc tinh thần trách nhiệm cho thế hệ hôm nay - những người đang tiếp bước, gìn giữ và phát huy truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam.

Nữ nghệ nhân phục chế dòng lụa quý xưa kia dùng để tiến vua
Dòng lụa Vân tiến vua vốn nổi tiếng, xưa kia chỉ những gia đình quan lại quyền quý mới có đủ điều kiện sở hữu tấm lụa Vân quý giá. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, dòng lụa Vân dần dần mai một và gần như thất truyền. Cảm nhận giá trị và tình yêu với lụa Vân, nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm quyết tâm phục chế dòng lụa tiến vua quý báu này.

Gần 5.000 tân binh TPHCM lên đường làm nhiệm vụ
Sáng 13/2, TPHCM long trọng tổ chức Lễ giao nhận quân năm 2025. Trong không khí ngày hội tòng quân tràn ngập niềm vui và xúc động, đông đảo phụ huynh đã đến tiễn con em mình lên đường làm nhiệm vụ với Tổ quốc.