Dàn nhạc có tên gọi là Zohra - tên của nữ thần âm nhạc trong văn chương Ba Tư. Ông Ahmad Naser Sarmast (54 tuổi, nhà nghiên cứu âm nhạc, người thành lập ra dàn nhạc) tại Kabul (thủ đô Afghanistan), cho biết, họ đã có lần thứ hai biểu diễn tại châu Âu (gần đây là ở Tây Berlin, Đức).
Ông Sarmast đang thực hiện sứ mệnh là khôi phục truyền thống âm nhạc giàu có của đất nước sau nhiều thập kỷ chiến tranh. 30 nữ nhạc công trong dàn nhạc Zohra có độ tuổi từ 14 đến 20.
Dàn nhạc Zohra biểu diễn tại Zurich (Thụy Sĩ) |
Bản thân ông Sarmast là một người sống sót sau vụ đánh bom tự sát tại Kabul năm 2014, tâm sự rằng, buổi biểu diễn ở Berlin là để tưởng nhớ 12 người thiệt mạng trong vụ tấn công vào khu chợ Giáng sinh tại Đức (tối 19/12/2016).
Ông nhấn mạnh, các thành viên trong dàn nhạc cố gắng “đem sự đẹp đẽ, thánh thiện của âm nhạc rửa sạch đường phố đẫm máu ở Berlin”. Các thành viên của Zohra biểu diễn tại Berlin trong trang phục và khăn trùm đầu truyền thống. Họ chơi cả nhạc cụ truyền thống của Nam Á và cả phương Tây như piano, violin và oboe.
Ông nhấn mạnh, các thành viên trong dàn nhạc cố gắng “đem sự đẹp đẽ, thánh thiện của âm nhạc rửa sạch đường phố đẫm máu ở Berlin”. Các thành viên của Zohra biểu diễn tại Berlin trong trang phục và khăn trùm đầu truyền thống. Họ chơi cả nhạc cụ truyền thống của Nam Á và cả phương Tây như piano, violin và oboe.
Một dàn nhạc nữ là ý tưởng xuất phát từ các sinh viên nữ mà Sarmsast dạy học. Theo ông, khoảng 2 năm trước, ông nghĩ thành lập một ban nhạc 4-5 thành viên nhưng ý tưởng hấp dẫn tới nỗi ban nhạc nhanh chóng mở rộng thành dàn nhạc tới 30 nữ nhạc công.
Zarifa Adiba, một trong hai nữ nhạc trưởng mới 18 tuổi |
Sarmast cho biết, nhiều thành viên là sinh viên của ông tại Học viện Âm nhạc quốc gia Afghanistan (ANIM) ở Kabul không chỉ là người đầu tiên trong gia đình họ mà còn là người đầu tiên trong tỉnh họ chơi nhạc cụ. Trường nhạc của ông có tới một nửa không gian dành cho nữ sinh và trẻ em vô gia cư hay mồ côi. Nhiều thành viên chơi trong dàn nhạc Zohra sống ở trại mồ côi Afceco ở Kabul.
Cô Negin Khpolwak (19 tuổi), một trong hai nữ nhạc trưởng của dàn nhạc, cho biết, mỗi lần bước lên bục chỉ huy, cô cảm thấy lo lắng nhưng âm nhạc đã nhanh chóng xoa dịu cô. “Tôi thấy nụ cười trên gương mặt các cô gái khi họ chơi nhạc và tôi không còn nghĩ điều gì nữa”, Khpolwak giải thích. Khpolwak đến từ một tỉnh miền Đông bất ổn và hy sinh rất nhiều để có ngày hôm nay.
Làng của Khpolwak không có trường học và gia đình cũng không đủ tiền trang trải học phí cho cô. Cha cô đưa con tới một trại mồ côi ở Kabul, cũng là nơi trường của Sarmast tuyển một số học sinh. “Qua nhiều chuyến biểu diễn, tôi mới hiểu rằng chúng tôi có thể nâng cao tiếng nói của mình thông qua âm nhạc”.
Làng của Khpolwak không có trường học và gia đình cũng không đủ tiền trang trải học phí cho cô. Cha cô đưa con tới một trại mồ côi ở Kabul, cũng là nơi trường của Sarmast tuyển một số học sinh. “Qua nhiều chuyến biểu diễn, tôi mới hiểu rằng chúng tôi có thể nâng cao tiếng nói của mình thông qua âm nhạc”.
Ông Ahmad Naser Sarmast cùng ban nhạc Zohra |
Họ kết hợp các bài nhạc dân gian Afghanistan và những bản cổ điển phương Tây như bản Giao hưởng số 9 của Beethoven. “Tôi muốn âm nhạc trở thành một phần trong mọi chương trình học ở Afghanistan nhưng cần có thời gian”, ông Sarmast nói.
Theo ông, Afghanistan nên đi cùng con đường mà mọi quốc gia khác đang đi. Mọi cô gái và phụ nữ nước này cần được tự do như các cô gái ở nơi khác và phụ nữ thế giới bên ngoài. Không thể xây dựng một xã hội dân chủ ở Afghanistan nếu bỏ quên một nửa dân số đất nước.
Ông cũng đánh giá rằng các nhạc công nữ đang làm việc tốt hơn cộng sự nam vì kỷ luật tốt hơn. Thế nhưng, ông lo ngại đến vấn đề an ninh cho dàn nhạc vì dẫu làm việc trong một môi trường có hàng triệu người ủng hộ, họ có không ít kẻ thù. Còn nữ nhạc trưởng Khpolwak thì quả quyết không điều gì có thể ngăn cô đến với âm nhạc.
Cộng sự của cô, Zarifa Adiba (18 tuổi) sinh ra ở tỉnh Ghazni - nơi có rất nhiều cô gái kết hôn sớm, khẳng định: “Tôi say mê âm nhạc từ nhỏ và mẹ tôi rất ủng hộ tôi. Mẹ động viên tôi tiến về phía trước với tình yêu của mình. Tôi rất vui khi người bác từng phản đối cô theo học nhạc, gần đây đã nói với mẹ cô rằng ông thấy rất tự hào về cô cháu gái. Tôi hạnh phúc vì ít nhất đã thay đổi được gia đình. Khi quan điểm của gia đình thay đổi thì bạn có thể dần thay đổi được xã hội”.