pnvnonline@phunuvietnam.vn
Đang mừng vì bầu đôi, cặp vợ chồng bủn rủn chân tay nghe nói một có thể "quái thai"
Trong 9 tháng 10 ngày mang thai, người mẹ có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới cả mẹ và bé. Vì vậy, việc khám thai và siêu âm thường xuyên là rất quan trọng, việc này không chỉ giúp kiểm tra sự phát triển của thai nhi mà còn giúp phát hiện những bất thường của thai nhi, từ đó có phương hướng điều trị kịp thời.
Chị Lưu (27 tuổi) cũng nhờ việc đi khám thai thường xuyên mà sớm phát hiện ra sự bất thường của đứa con trong bụng mình. Theo đó, chị Lưu hiện đã có một bé gái 3 tuổi và vào năm ngoái, vợ chồng chị tiếp tục nhận tin vui khi biết chị Lưu đang mang thai đôi. Tuy nhiên, khi thai nhi ở tuần 13, các bác sĩ phát hiện thấy song thai có điều bất thường nên khuyên chị Lưu tới bệnh viện thuộc trường Đại học Trường Canh, Đài Bắc, Đài Loan (Trung Quốc) để kiểm tra.
Chị Lưu và chồng đón chào một bé trai khỏe mạnh ở tuần 38.
Bác sĩ Hồng Thái Hòa, trưởng khoa phụ sản của bệnh viện thuộc trường Đại học Trường Canh sau khi kiểm tra cho biết, 1 trong 2 thai nhi có thể phát triển thành quái thai. Trường hợp này xảy ra khi cặp song sinh đó giống hệt nhau và cùng giới tính, lúc này song thai sẽ cùng chia sẻ một bánh nhau. Tình trạng này còn được gọi là hội chứng truyền máu song thai, có tỷ lệ mắc bệnh khoảng 3/1000 trường hợp.
Bác sĩ Hồng cho biết, thông thường có 3 biến chứng có khả năng cao xảy ra khi mang song thai bao gồm hội chứng truyền máu song thai (15%), thai nhi chậm phát triển (10%) và hiếm nhất là quái thai chiếm 2,6%.
Hội chứng truyền máu song thai sẽ khiến thai nhi bị dị tật ngoài ý muốn, thường chỉ có phần thân dưới do chưa phát triển hoàn thiện. Tuy nhiên, do chung bào thai với thai nhi khỏe mạnh nên máu sẽ liên tục được truyền đến thai nhi bất thường. Nếu không được can thiệp sớm, thai nhi khỏe mạnh có thể bị thiếu máu, phù nề, thậm chí dẫn tới tử vong.
Hội chứng truyền máu song thai sẽ khiến thai nhi bị dị tật ngoài ý muốn, khả năng mắc phải là 15%.
Trong những trường hợp như thế này, bác sĩ sẽ ưu tiên cứu thai nhi khỏe mạnh trong cặp song sinh bằng cách phẫu thuật cắt mạch máu truyền song thai bằng phương pháp vi tính hóa bằng tần số vô tuyến. Việc phẫu thuật thường được tiến hành ở tuần 24 thai kỳ, nếu vượt quá số tuần này thì thai nhi khỏe mạnh sẽ không nạp chất dinh dưỡng được nữa.
Với trường hợp của chị Lưu, khi song thai ở tuần 17, các bác sĩ phẫu thuật để chấm dứt việc cung cấp máu tới thai nhi bất thường. Ở tuần thứ 38 thai kỳ, chị Lưu hạ sinh một bé trai khỏe mạnh.
Trong buổi họp báo diễn ra vào ngày 10/9 vừa qua, bác sĩ cũng cho biết có một trường hợp tương tự khác là chị Hoàng cũng suýt mất con, khi bác sĩ phát hiện ra 1 trong 2 thai nhi bị chậm phát triển và phù nề ở tuần thứ 16 thai kỳ. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ đã hút thai cho chị Hoàng ở tuần 22, cứu sống thành công thai nhi khỏe mạnh. Chị Hoàng bị vỡ ối và sinh non ở tuần 28, nhưng sau 2 tháng rưỡi nằm lồng ấp, em bé đã được xuất viện với cân nặng 4,2kg.
Chị Lưu và chị Hoàng trong buổi họp báo.
Qua 2 trường hợp trên, bác sĩ Hồng nhắc nhở các thai phụ mang song thai cần phải đi siêu âm trước khi thai 14 tuần tuổi để xác định số lượng bánh nhau. Nếu phát hiện điều gì bất thường, thai phụ cần phải chấp nhận việc kiểm tra chặt chẽ để tỷ lệ thai nhi sống sót cao hơn. Trong trường hợp mắc hội chứng truyền máu song thai, thai nhi chậm phát triển hoặc dị tật thì thai phụ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phương pháp điều trị và xử lý liên quan.