Đạn lạc gây đau đớn
Chiều 28/6, các bác sĩ BV Đa khoa TP Cần Thơ đã lấy đầu đạn trong cơ thể hơn bốn chục năm trước cho một nữ bệnh nhân.
Cách đây khoảng 45 năm, lúc đang quét sân ở nhà, bà N.T.C. (năm nay 67 tuổi, ở huyện Kiên Hải, Kiên Giang) bị đạn bắn xuyên qua vùng ngực trái. Bà ngất xỉu, người nhà đưa đến BV cấp cứu nhưng bác sĩ nói đưa về vì bà sắp tắt thở, nguy cơ tử vong cao. Trên đường về, bà thở lại, người nhà đưa quay lại BV hồi sức. Lúc đó, bác sĩ chỉ khâu vết thương rồi cho về. Từ đó, bà thường bị đau tức ngực. Gia đình đưa bà đi khám hơn 10 BV, các bác sĩ cho biết viên đạn nằm sâu bên trong nên không thể lấy ra được.
Chiều 28/6, các bác sĩ BV Đa khoa TP Cần Thơ đã lấy đầu đạn trong cơ thể hơn bốn chục năm trước cho một nữ bệnh nhân.
Cách đây khoảng 45 năm, lúc đang quét sân ở nhà, bà N.T.C. (năm nay 67 tuổi, ở huyện Kiên Hải, Kiên Giang) bị đạn bắn xuyên qua vùng ngực trái. Bà ngất xỉu, người nhà đưa đến BV cấp cứu nhưng bác sĩ nói đưa về vì bà sắp tắt thở, nguy cơ tử vong cao. Trên đường về, bà thở lại, người nhà đưa quay lại BV hồi sức. Lúc đó, bác sĩ chỉ khâu vết thương rồi cho về. Từ đó, bà thường bị đau tức ngực. Gia đình đưa bà đi khám hơn 10 BV, các bác sĩ cho biết viên đạn nằm sâu bên trong nên không thể lấy ra được.
Cách đây 10 năm, qua chiếu chụp bác sĩ không còn thấy viên đạn ở ngực trái của bà C.. Tuy nhiên, giữa tháng 6 vừa qua bà C. bị đau vùng bụng, hố chậu và được người nhà đưa vào BV điều trị trong tình trạng bị đau dữ dội vùng hố chậu phải, đi lại và vận động khó khăn.
Qua siêu âm, bác sĩ chẩn đoán bà bị nhiễm trùng có ổ áp xe ở bụng. Kết quả X-quang và chụp CT-scan bụng thấy có đầu đạn nằm ở vùng hố chậu trái.
Các bác sĩ phẫu thuật lấy đầu đạn cho bệnh nhân C. |
BS La Văn Phú, Trưởng khoa Ngoại Tổng hợp, BV Đa khoa TP Cần Thơ, cho biết, bệnh nhân C. được chỉ định nội soi ổ bụng lấy đạn. Việc lấy đầu đạn ra rất khó khăn vì đầu đạn nằm sát các bó mạch máu rất nguy hiểm. Nhưng nếu không lấy ra kịp thời, đầu đạn có nguy cơ đâm xuyên thủng bó mạch chậu ngoài, rất nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân. Ca phẫu thuật thành công, hiện bà C. vẫn được theo dõi tại BV.
Ca lao lách hiếm gặp
Ngày 29/6, BS Nguyễn Triệu Vũ, khoa Ung bướu và Ngoại tổng quát, BV Quận Thủ Đức, TPHCM cho hay, BV đã điều trị một ca mắc bệnh lao lách cực hiếm gặp. Kết quả giải phẫu bệnh ghi nhận, bệnh nhân có nhiều nốt áp xe tại lách.
Bệnh nhân là V.T.L. (39 tuổi) đến Khoa khám vì đau bụng và sốt kéo dài. Qua xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ ghi nhận bệnh nhân có nhiều nốt áp xe nhỏ tại lách. Bệnh nhân được điều trị tích cực bằng các loại kháng sinh phối hợp nhưng không thuyên giảm nên các bác sĩ phải phẫu thuật cắt lách của người bệnh. Kết quả sinh thiết bệnh phẩm cho thấy, người bệnh bị nhiễm vi trùng lao tại lách. Hiện bệnh nhân đang điều trị đặc trị lao.
Lao tại lách là bệnh lý cực hiếm gặp với tần suất chỉ mới vài ca được ghi nhận trên toàn thế giới nên việc xử trí khá khó khăn. Những bệnh nhân có biểu hiện sốt, đau bụng kéo dài nên đến BV để được bác sĩ khám và điều trị kịp thời.