pnvnonline@phunuvietnam.vn
Đau dây thần kinh liên sườn là gì? 8 điều cần biết về đau dây thần kinh liên sườn
- 1. Đau dây thần kinh liên sườn là gì?
- 2. Dấu hiệu của bệnh đau dây thần kinh liên sườn
- 3. Phương pháp chẩn đoán đau dây thần kinh liên sườn
- 4. Nguyên nhân gây bệnh
- 5. Các biện pháp điều trị đau dây thần kinh liên sườn
- 6. Cách phòng tránh đau dây thần kinh liên sườn
- 7. Chế độ ăn giúp giảm đau dây thần kinh liên sườn
- 8. Các câu hỏi thường gặp
1. Đau dây thần kinh liên sườn là gì?
Đau dây thần kinh liên sườn là bệnh của hệ thần kinh tập trung chủ yếu tại các thần kinh liên sườn ở vùng ngực và lưng. Thần kinh liên sườn là những dây thần kinh bắt đầu từ tủy sống và chạy dọc bờ dưới các xương sườn.
Người đau dây thần kinh liên sườn thường có cảm giác đau ngực và triệu chứng đau chủ yếu ở thành ngực và thân trên của cơ thể.
Các dây thần kinh liên sườn có thể bị tổn thương do phẫu thuật hoặc sau chấn thương, nhiễm siêu vi hoặc tự phát.
Do vị trí đặc biệt của các dây thần kinh liên sườn nên đau thường tăng khi hít thở, cười, hoặc hắt xì.
2. Dấu hiệu của bệnh đau dây thần kinh liên sườn
Triệu chứng thường gặp nhất của đau dây thần kinh liên sườn là cảm giác nóng rát, đau dữ dội. Vị trí cơn đau thường xung quanh các xương sườn, phần ngực ở phía trước hoặc lưng ở phía sau.
Một vài triệu chứng kèm theo:
- Có cảm giác như bị bó chặt xung quanh phần ngực từ trước ra sau.
- Cảm giác ngứa ran
- Cảm giác tê ở phần ngực hoặc lưng.
- Cơn đau sẽ tăng nhiều hơn khi cử động, như khi hít thở sâu hoặc căng cơ vùng ngực lưng. Cơn đau sẽ dữ dội hơn khi ho, cười lớn hoặc hắt xì. Đôi khi các cơn đau dây thần kinh liên sườn sẽ lan đến cả bả vai hoặc vùng bụng dưới, ở phần xương chậu.
Nếu nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn là đau hậu zona, người bệnh thường gặp cảm giác châm chích và da cực kì nhạy cảm, ngay cả khi mặc quần áo. Cần lưu ý khi bị zona sẽ nổi các bóng nước dọc theo đường đi thần kinh.
Một vài trường hợp nặng của đau dây thần kinh liên sườn sẽ có một vài biểu hiện dưới đây:
- Run giật cơ
- Chán ăn
- Có thể liệt
- Teo cơ.
3. Phương pháp chẩn đoán đau dây thần kinh liên sườn
Thường chẩn đoán đau dây thần kinh liên sườn là chẩn đoán sau khi đã loại trừ những bệnh lý từ tim, phổi nguy hiểm.
Để đoán bệnh, bác sĩ thường sẽ thực hiện một vài phương pháp thăm khám ví dụ như ấn vào bờ dưới xương sườn nơi có các dây thần kinh hoặc nhờ bạn hít thật sâu. Nếu những phương pháp trên gây đau, nhiều khả năng bạn mắc phải bệnh đau dây thần kinh liên sườn.
Tùy thuộc vào mức độ triệu chứng nặng hay nhẹ, bác sĩ sẽ yêu cầu thêm một số xét nghiệm về thần kinh để kiểm tra toàn bộ hệ thần kinh.
Chấn thương cũng là một nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn, do đó các chẩn đoán hình ảnh học xác định vị trí tổn thương như X quang, siêu âm, CT Scan hoặc MRI cũng được cân nhắc thực hiện.
4. Nguyên nhân gây bệnh
Tác nhân gây bệnh đau dây thần kinh liên sườn thường là những kích thích, phản ứng viêm, hoặc chèn ép lên thần kinh.
Một vài nguyên nhân có thể kể đến:
- Chấn thương vùng ngực: gãy xương sườn,..
- Nhiễm siêu vi, như zona virus
- Nhiễm trùng thành ngực
- Khối u ở vùng ngực: ác tính hoặc lành tính, nguyên phát hoặc thứ phát.
- Tổn thương do phẫu thuật bao gồm mở ngực để điều trị các bệnh lý về khí phế quản, phổi, tim hoặc cơ hoành.
Đôi khi, các cơn đau dây thần kinh liên sườn không tìm được nguyên nhân, hay còn còn là đau dây thần kinh liên sườn tự phát.
5. Các biện pháp điều trị đau dây thần kinh liên sườn
Hiện nay có rất nhiều phương pháp có thể sử dụng để giảm đau dây thần kinh liên sườn, bao gồm các biện pháp sử dụng thuốc và không dùng thuốc.
5.1. Sử dụng thuốc không cần kê đơn
- Một vài loại thuốc không cần kê toa có thể giúp giảm đau tức thời.
- Những loại thuốc dạng kem chứa capsaicin hoặc miếng dán giảm đau chứa capsaicin.
- Gel hoặc miếng dán chứa lidocain.
5.2. Sử dụng thuốc cần kê đơn
- Các loại thuốc chống trầm cảm có thể được sử dụng để giảm đau liên quan đến thần kinh. Các loại thuốc thường dùng:
Amitriptyline
Desipramine (Norpramin)
Duloxetin (Cymbalta)
Imipramine (Tofranil)
Nortriptyline (Aventyl, Pamelor)
Venlafaxine
- Các thuốc chống co giật cũng có thể được bác sĩ chỉ định giúp giảm đau thần kinh: carbamazepine, gabapentin, oxcarbazepine, pregabalin.
Đối với những người bị đau dữ dội không đáp ứng với các biện pháp điều trị trên, các nhóm thuốc khác chứa opioid - aspirin hoặc opioid-acetaminophen có thể được sử dụng. Đây là những nhóm thuốc có tác dụng giảm đau rất nhanh và mạnh, tuy nhiên tác dụng phụ khá nhiều nên thường được lựa chọn như phương pháp giảm đau cuối cùng.
Phong bế thần kinh liên sườn bằng cách tiêm một hỗn hợp chất gồm thuốc gây tê và corticosteroids giúp kháng viêm và giảm đau. Bác sĩ có thể sử dụng tia X để hướng dẫn vị trí đưa kim vào đúng thần kinh liên sườn ở bờ dưới xương sườn. Phương pháp này thường có tác dụng sau vài tuần và kéo dài hàng tháng.
5.3. Biện pháp điều trị đau dây thần kinh liên sườn không dùng thuốc
- Châm cứu
Châm cứu là một phương pháp giảm đau khá hiệu quả. Một vài nghiên cứu cho thấy, châm cứu giúp cơ thể tiết ra những chất hóa học có tác dụng giảm đau và ngăn cảm giác đau từ ngoại biên truyền về não.
- Vật lý trị liệu: tổn thương dây thần kinh có thể ảnh hưởng làm yếu các cơ mà dây thần kinh đó chi phối. Do đó, vật lý trị liệu không những giúp phục hồi phần cơ bị yếu mà còn giúp giảm đau.
- Massage: hiện tại vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng cho thấy tác dụng của massage trên các cơn đau mạn tính. Tuy nhiên massage lại khá hiệu quả đối với những cơn đau do chuột rút hoặc co cứng cơ.
- Thư giãn: yoga, hít thở sâu hoặc sử dụng thuốc là những phương pháp giúp bạn thư giãn. Những phương pháp này không những giúp bạn giảm stress khi phải đối diện với những cơn đau mạn tính mà còn giúp giảm đau tức thời.
6. Cách phòng tránh đau dây thần kinh liên sườn
Thay đổi lối sống có thể không thể giảm đau hoàn toàn, nhưng lại có hiệu quả khi điều trị phối hợp nhiều bệnh khác.
- Chế độ ăn hợp lý
Hiện nay không có một chế độ ăn cụ thể nào giúp giảm đau dây thần kinh liên sườn. Ăn uống bổ sung đầy đủ và hợp lý các chất dinh dưỡng thông qua các thực phẩm như trái cây, rau củ quả, và thực phẩm nguyên hạt.
Tốt nhất nên hạt chế thuốc lá và rượu bia.
- Tập thể dục mỗi ngày
Những bệnh nhân bị đau mạn tính khi tập thể dục đều đặn và đúng bài tập mỗi này có thể giúp giảm đau rất tốt. Bên cạnh đó còn giúp bạn tràn đầy năng lượng và tăng cường sức khỏe tinh thần.
- Ngưng hút thuốc lá
Thuốc lá hạn chế cung cấp máu đến các dây thần kinh, và làm tồi tệ hơn các triệu chứng đáu, Nếu bạn là người nghiện thuốc lá, tốt nhất nên hạn chế và ngưng hoàn toàn thuốc lá.
7. Chế độ ăn giúp giảm đau dây thần kinh liên sườn
7.1. Nên ăn gì?
Sử dụng nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: như quả việt quất, hạt óc chó, cá, dầu từ các loại hạt: dầu hướng dương, dầu olive,.. Các chất chồng oxy hóa có thể giúp giảm tình trạng viêm và giảm đau hiệu quả.
- Nên ăn nhiều thực phẩm chứa các chất xơ: rau xanh, trái cây và các loại hạt.
- Sử dụng ít hơn 2,3g muối mỗi ngày.
7.2. Không nên ăn gì?
- Hạn chế chất béo bão hòa hoặc trans fat.
- Hạn chế sử dụng rượu.
- Thuốc lá là một yếu tốt nguy cơ của các bệnh lý thần kinh ngoại biên trong đó có đau thần kinh liên sườn. Thuốc lá gây hại đối với hệ mạch máu do nó làm hẹp và phá vỡ các mạch máu ngoại biên.
Thuốc lá sẽ làm nặng hơn các tổn thương thần kinh. Ngưng hút thuốc lá giúp tăng tuần hoàn máu đến các cơ quan và giúp hệ mạch máu bền vững hơn.
Cung cấp đầy đủ các vitamin có hiệu quả tốt trong tăng cường sức khỏe hệ thần kinh và giảm triệu chứng đau thần kinh.
7.3. Những loại vitamin có tác dụng giảm đau thần kinh liên sườn và các loại đau thần kinh khác
Vitamin nhóm B: thiếu vitamin B12 tổn thương vỏ bao thần kinh, thiếu vitamin B9 giảm chức năng của các dây thần kinh. Vitamin B1, B6, B12 khi được bổ sung đầy đủ giảm các triệu chứng của bệnh thần kinh.
Vitamin E: vitamin E là một chất chống oxy hóa, và các thức ăn chứa nhiều vitamin E hạn chế quá trình viêm tại các dây thần kinh. Vitamin E còn làm giảm các triệu chứng nóng rát hoặc ngứa ran.
Omega 3: trong cac có chauws nhiều omega 3. Omega 3 là chất béo có lợi cho cơ thể, có tính kháng viêm, hỗ trờ giảm triệu chứng và phòng ngừa bệnh liên quan đến hệ thần kinh.
Magie và canxi: 2 loại chất khoảng này có lợi đối với những trường hợp co rút cơ (chuột rút). Khi sử dụng quá liều có thể gây tiêu chảy.
8. Các câu hỏi thường gặp
8.1. Làm thế nào giúp giảm đau dây thần kinh liên sườn?
Đứng thẳng người với lưng và cổ thẳng, hít thở càng sâu càng tốt. Lạp lại 5 lần.
Giơ 2 tay lên khỏi đầu, nắm 2 tay lại, nghiêng sang trái giữ và đếm từ 1 đến 10. Quay về vị trí ngủ, nghiêng sang phải, giữ và đếm từ 1 tới 10.
8.2. Làm sao để phân biệt đau dây thần kinh liên sườn và các bệnh lý khác?
Thường đối với đau thần kinh liên sườn các triệu chứng chủ yếu là nóng rát, tê như kim châm hoặc kiến bò, cảm giác ngứa ran hoặc bó chặt.
Đối với các bệnh lý ở vùng ngực khác thường kèm theo các triệu chứng như ho, khó thở, sốt, tim đập nhanh, mệt nhiều và bệnh diến tiến nhanh. Khi có những dấu hiệu bất thường cần đến gặp ngay bác sĩ để được thực hiện các chẩn đoán hình ảnh học, giúp điều trị chính xác và hiệu quả bệnh.
Nguồn tham khảo:
1. https://www.healthline.com/health/intercostal-neuralgia#outlook
2. https://www.webmd.com/pain-management/nonprescription-treatments-nerve-pain#3