pnvnonline@phunuvietnam.vn
Đau hậu môn là gì? Những thông tin về hiện tượng đau hậu môn
Chắc chắn có không ít người từng một lần trong đời thắc mắc về tình trạng đau hậu môn cũng như việc đau hậu môn của mình khi đi khám với bác sĩ chuyên khoa.
Một số hiện tượng đau hậu môn, hậu môn bị chảy máu hoặc xuất hiện cảm giác nóng rát còn có thể làm nhiều người lo lắng vì sợ mắc một số bệnh nặng cũng như nguy hiểm ở khu vực này. Vậy đau hậu môn là gì?
1. Đau hậu môn là gì?
Tình trạng đau hậu môn là một tình trạng đau ở trong và kèm theo đó là đau ở xung quanh vùng hậu môn hoặc trực tràng. Hiện tượng đau hậu môn thường gặp, dù nguyên nhân gây ra là gì thì hầu hết các cơn đau nhức hậu môn đều lành tính. Đối với những cơn đau nghiêm trọng do trong vùng quanh hậu môn có nhiều dây thần kinh.
Đau hậu môn có thể xảy ra trước, trong hoặc sau khi đi vệ sinh. Đối với tình trạng bệnh đau hậu môn sẽ tiến triển từ cơn đau nhẹ đến mức nghiêm trọng theo thời gian và tình trạng này còn làm hạn chế các hoạt động hàng ngày.
Đa số các nguyên nhân gây ra đau hậu môn phần lớn đều rất phổ biến và cũng có thể được điều trị. Tuy nhiên, đối với cơn đau nhức hậu môn khi không biến mất trong vòng 24 giờ đến 48 giờ thì cần đi khám ngay. Việc bị đau hậu môn kèm sốt thì càng cần nhanh chóng tới bệnh viện để thăm khám, kiểm tra kịp thời.
Cũng có không ít các trường hợp đau hậu môn còn có thể là nguyên nhân gây ra chảy máu trực tràng, nguyên nhân gây ra đau hậu môn thường rất dễ chẩn đoán. Thực hiện điều trị đau hậu môn có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê toa và ngâm nước ấm.
2. Chẩn đoán và triệu chứng của bệnh đau hậu môn
2.1. Chẩn đoán bệnh đau hậu môn bằng cách nào?
Sử dụng các kỹ thuật y tế để tiến hành chẩn đoán đau hậu môn bằng cách sau:
- Các bác sĩ có thể tiến hành khám trực tràng, đây là cách giúp loại trừ các nguyên nhân khác gây ra cơn đau hậu môn.
- Khám trực tràng. lúc này bác sĩ đưa một ngón tay vào trực tràng để cảm nhận những bất thường xảy ra trong hậu môn của người bệnh.
- Để chẩn đoán đau hậu môn do trĩ, bác sĩ cũng tiến hành kiểm trả hậu môn và kênh hậu môn.
- Việc chẩn đoán nứt hậu môn thông thường còn được khám bằng cách quan sát thường.
- Thực hiện nội soi bằng cách, bác sĩ sử dụng một ống mềm, mỏng có gắn camera để quan sát niêm mạc trực tràng.
2.2. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đau hậu môn
Đối với các dấu hiệu, triệu chứng của đau hậu môn còn phụ thuộc vào tình trạng của người bệnh, một số dấu hiệu, triệu chứng cụ thể như sau:
- Hiện tượng nứt hậu môn.
- Khi bị đau nặng khi đi vệ sinh.
- Xuất hiện cảm giác nóng ran, cồn cào kéo dài vài giờ sau khi đi vệ sinh.
- Bị chảy máu trực tràng, đây là hiện tượng xuất hiện một lượng máu nhỏ ở trên giấy vệ sinh sau khi lau.
- Mắc bệnh trĩ.
- Xuất hiện tình trạng chảy máu sau khi đi vệ sinh.
- Bị ngứa hậu môn.
- Có cảm giác xuất hiện cục u trong hoặc quanh hậu môn.
- Khi bị đau nhức và vết đỏ ở quanh hậu môn.
- Tình trạng đau hậu môn còn có thể xảy ra do quá trình vận chuyển máu cho búi trĩ bị tắc nghẽn hoặc gián đoạn, xuất hiện xảy ra như có cục máu đông.
- Tình trạng rò và áp xe hậu môn.
- Biểu hiện đau liên tục, có thể đau nhói và đau nghiêm trọng hơn khi người bệnh ngồi xuống.
- Dấu hiệu kích ứng da quanh hậu môn.
- Khi đi tiêu có xuất hiện mủ hoặc máu.
- Bị sưng, đỏ quanh hậu môn.
- Triệu chứng sốt cao.
Ngoài ra, còn có một số dấu hiệu và triệu chứng khác có thể gặp khi bị đau nhức hậu môn mà chưa được đề cập đến. Vì vậy nếu có thắc mắc nào về dấu hiệu bệnh, tốt hơn hết nên chủ động đến bệnh viện, tìm đến bác sĩ để nhận thăm khám và tư vấn phù hợp.
3. Bị đau hậu môn, khi nào cần gặp bác sĩ?
Đau hậu môn là gì đã được giải đáp ở những thông tin trong bài viết trên. Vậy khi nào người bệnh cần tìm đến bác sĩ. Một số vấn đề người bệnh cần tìm đến bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng như sau:
- Xuất hiện cơn đau hậu môn nghiêm trọng.
- Khi cơn đau hậu môn không có chuyển biến, cải thiện sau vài ngày.
- Nếu bị chảy máu trực tràng.
Đặc biệt khi xuất hiện các dấu hiệu hoặc triệu chứng nào ở trên cũng như có thắc mắc nào tốt nhất nên tìm đến bác sĩ và bệnh viện để thăm khám kịp thời. Bởi vì cơ địa của mỗi người khác nhau, việc hỏi ý kiến bác sĩ còn là cách giúp bạn lựa chọn phương án phù hợp nhất.
4. Điều trị đau hậu môn bằng cách nào?
Tình trạng đau hậu môn xuất hiện ở người bệnh, trước tiên muốn thực hiện điều trị cần tìm đúng nguyên nhân gây ra tình trạng đau hậu môn này sau đó tiến hành điều trị theo phác đồ. Gợi ý một số cách hỗ trợ điều trị và giảm bớt cơn đau hậu môn ở một số bệnh như sau:
* Giảm bớt cơn đau hậu môn do bệnh trĩ gây ra:
- Người bệnh có thể ngồi trong bồn nước nóng khoảng 20 phút và thực hiện ngồi vài lần trong ngày.
- Có thể đến hiệu thuốc để mua thuốc và sử dụng các loại thuốc điều trị không cần kê đơn.
- Tuy nhiên, khi búi trĩ to, tình trạng đau không thuyên giảm, người bệnh nên đến bệnh viện để thăm khám và nhận điều trị đúng cách.
- Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng chất làm mềm phân và bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu chất xơ cũng là cách giúp giảm bớt cảm giác đau khi đi vệ sinh.
* Khi người bệnh bị đau hậu môn do vết nứt hậu môn, cần điều trị tại nhà hỗ trợ thúc đẩy nhanh lành vết nứt hậu môn bằng cách sau:
- Người bệnh có thể ngâm trong bồn nước nóng với thời gian 20 phút mỗi lần và 3 lần trong một ngày, đây là cách không chỉ giúp người bệnh giảm cơn đau mà còn giúp người bệnh nhanh lành vết nứt hậu môn.
- Thay đổi chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cần ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, đây cũng là cách hỗ trợ hiệu quả việc đi tiêu ít gây ra đau đớn hơn do vết nứt.
- Sử dụng kem hydrocortisone để bôi hoặc thực hiện gây tê tại chỗ cũng là một cách đem lại hiệu quả cao giúp người bệnh giảm đau.
5. Phòng tránh đau hậu môn như thế nào?
Hiện tượng đau hậu môn có thể gây ra rất nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, phòng tránh không mắc phải các bệnh gây ra đau hậu môn là một biện pháp phù hợp nhất. Một số cách giúp hỗ trợ phòng tránh xuất hiện cơn đau hậu môn có thể kể đến như:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp.
- Nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu chất xơ.
- Uống nhiều nước cũng là cách giúp bạn đi phân mềm, đồng thời ít gây ra chấn thương ở hậu môn hơn.
Đau hậu môn là gì, những thông tin xung quanh vấn đề đau hậu môn đều đã được giải đáp ở trong bài viết trên. Tuy nhiên, nếu có các vấn đề thắc mắc hoặc các vấn đề bất thường khác xung quanh tình trạng đau hậu môn thì người bệnh nên chủ động đến bệnh viện để thăm khám và nhận điều trị kịp thời.
Nguồn tham khảo:
1. Anal Pain (my.clevelandclinic.org)
2. Anal pain (nhs.uk)