Những người ở độ tuổi, giới tính khác nhau sẽ có dấu hiệu thiếu canxi không giống nhau.
Trẻ em:
Khó ngủ, không dễ dàng đi vào giấc ngủ sâu. Trong khi ngủ trẻ dễ bị giật mình tỉnh giấc, hay khóc đêm, hoặc nếu ngủ say thường đổ nhiều mồ hôi;
Trẻ có những cơn đau bụng bộc phát, hay bị tiêu chảy, táo bón, đường ruột không tốt; khả năng miễn dịch kém; mắc các bệnh về da; chuột rút; đau tức xương ngực, lồi xương ngực;
Móng tay màu trắng xám hoặc có vết màu trắng;
Chán ăn, kén ăn; trong người bực dọc, khó chịu, đứng ngồi không yên;
Trí lực phát triển chậm, biết nói, biết đi, mọc răng muộn;
Răng mọc thưa thớt, không đều, không khít; đầu răng đen, có hình nhọn hoặc hình lưỡi cưa;
Tóc mọc thưa thớt, có dấu hiệu trọc;
Dễ bị cảm cúm.
Thanh thiếu niên:
Hệ miễn dịch suy giảm, gặp các vấn đề về đường ruột;
Đau chân, chân yếu, hay bị chuột rút; đau vùng eo, lưng;
Sức khỏe yếu, dễ cáu gắt, kém tập trung, dễ uể oải, mệt mỏi rã rời;
Chán ăn, kén ăn;
Dễ bị sâu răng;
Dễ dị ứng, cảm lạnh.
Nữ giới:
Mắc các bệnh về đường ruột; bị thiếu máu, hay chóng mặt;
Da xuất hiện vết đốm và mụn;
Răng lung lay;
Thường bị chuột rút, tê chân; đau khớp; đau vùng lưng, eo;
Trước khi sinh con bị huyết áp cao; sau khi sinh con cơ thể sưng phù, tiết sữa không đủ.
Người cao tuổi:
Gặp các vấn đề đường ruột, viêm loét dạ dày; hệ miễn dịch suy giảm; sức ăn giảm; hay bị táo bón;
Gót chân đau nhức, đau chân, đau khớp, đau xương sống thắt lưng và xương cổ;
Răng lung lay, gãy răng;
Lưng còng rõ rệt; chiều cao giảm;
Hay nằm mơ; mất ngủ; mệt mỏi, buồn bực, dễ cáu gắt; dễ kiệt sức;
Thường đổ mồ hôi trộm; hay bị chuột rút.
Khi gặp phải các hiện tượng trên cần đi khám để kiểm tra tình trạng thiếu canxi trong cơ thể, đồng thời thực hiện các phương pháp điều trị giúp cơ thể bổ sung canxi kịp thời.