Đầu ti bị thụt ở tuổi dậy thì do đâu và những cách xử lý đơn giản tại nhà

H.T
15/06/2022 - 15:44
Tình trạng đầu ti bị thụt ở tuổi dậy thì là nỗi lo của các bé gái, vậy việc này xảy ra do đâu và xử lý như thế nào là phù hợp nhất?

Hiện tượng đầu ti bị thụt ở tuổi dậy thì là nguyên nhân khiến các bé gái bị tự ti và cảm thấy bất thường. Tình trạng đầu ti bị thụt ở tuổi dậy thì này có thể xảy ra ở một bên, thậm chí có thể xảy ra ở cả hai bên ngực.

Hơn nữa, đầu ti bị thụt ở tuổi dậy thì không chỉ xảy ra ở nữ giới mà còn có thể xảy ra ở nam giới. Nam và nữ giới đều có nguy cơ mắc chứng đầu ti bị thụt này.

Về bản chất có thể thấy rằng chứng thụt đầu ti thực tế không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, ngoài ra về sau đối với nữ giới sẽ khiến quá trình cho con bú diễn ra khó khăn.

1. Đầu ti bị thụt ở tuổi dậy thì

1.1. Đầu ti bị thụt là hiện tượng như thế nào?

Độ tuổi trưởng thành khi ngực và ti của nữ giới phát triển to lên đáng kể trong suốt quá trình dậy thì. Trong khi đó, nếu giai đoạn này phát hiện tình trạng đầu ti thụt vào trong, đây có thể hiểu là tình trạng đầu ti bị đảo ngược.

Tình trạng đầu ti bị thụt vào trong này có thể là hiện tượng 1 phần hoặc toàn bộ núm vú bị thụt vào trong. Dù điều này không gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe của bé gái hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ, tuy nhiên sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến thẩm mỹ vùng ngực.

Đầu tí bị thụt ở tuổi dậy thì do đâu? Xử lý bằng cách nào? - Ảnh 1.

Nếu giai đoạn dậy thì phát hiện tình trạng đầu ti thụt vào trong, đây có thể hiểu là tình trạng đầu ti bị đảo ngược - Ảnh Internet

Không ít phụ huynh đặc biệt các bé gái ở độ tuổi dậy thì khi gặp phải tình trạng đầu ti bị thụt sẽ vô cùng lo lắng. Nhưng hiện tượng này không hiếm gặp khi có từ 10 đến 20% nữ giới gặp phải tình trạng này.

1.2. Nguyên nhân khiến đầu ti bị thụt ở tuổi dậy thì

Dù đầu ti bị thụt ở tuổi dậy thì không phải là bệnh. Tình trạng này có thể xảy ra và rất nhiều trường hợp gặp phải tình trạng này dù sức khoẻ, nội tiết tố hay chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới diễn ra hoàn toàn bình thường.

Nguyên nhân khiến đầu ti bị thụt ở tuổi dậy thì có thể do khiếm khuyết cấu tạo của trẻ chứ hiện tượng đầu ti bị thụt này không phải là một bệnh.

Các bác sĩ cho biết rằng, nguyên nhân gây ra đầu ti bị thụt ở tuổi dậy thì là do các bé gái đang ở độ tuổi dậy thì và các bé chưa trưởng thành. Do đó, tuyến sữa chưa hình thành và núm vú bị tụt vào bên trong là tình trạng dễ hiểu.

Các chuyên gia chỉ ra rằng, việc nữ giới gặp phải tình trạng đầu ti bị thụt vào là hoàn toàn bình thường và nữ giới không cần quá lo lắng vì đối với các trường hợp núm vú bị tụt nhẹ hoàn toàn có thể sử dụng một số cách đơn giản để kéo.

Hơn nữa, khi đầu ti bị thụt ở tuổi dậy thì thì tình trạng này diễn ra ở bé gái đang trong giai đoạn dậy thì, phụ huynh và trẻ cần cùng quan sát để khắc phục. Đặc biệt, giai đoạn dậy thì của trẻ thì các bé gái vẫn tiếp tục phát triển, nếu núm vú chỉ bị tụt ở mức độ nhẹ thì phụ huynh và bé có thể tự kéo núm vú dần lên đến khi núm vú bình thường.

Tuy nhiên, một số trường hợp núm vú bị tụt vào có thể xảy ra do sẹo ở núm vú hoặc các tổ chức xơ dưới núm vú gây tình trạng co kéo khiến núm vú bị tụt vào trong. Do đó, nếu sau khi thực hiện các biện pháp tự kéo núm vú không đạt hiệu quả, tốt hơn hết phụ huynh nên dẫn bé gái đến các cơ sở y tế để thăm khám và xác định nguyên nhân cũng như mức độ thụt núm vú để có các biện pháp xử lý kịp thời.

2. Mức độ đầu ti bị thụt ở tuổi dậy thì

Muốn biết được tình trạng của đầu ti bị thụt ở tuổi dậy thì thì cần biết được mức độ mà bạn đang gặp phải. Để kiểm tra mức độ đầu ti bị thụt thì cần thực hiện như sau:

Đứng trước gương sau đó cởi áo và nâng ngực lên, tiếp đến đặt ngón cái và ngón trở ở hai bên quầng vú. Cuối cùng thực hiện ấn vào khoảng 2,5 cm dưới đầu ti. Lưu ý, cần thực hiện cách kiểm tra này nhẹ nhàng và tùy thuộc vào phản ứng của núm vú mà việc xác định được mức độ của núm vú như thế nào.

Đầu tí bị thụt ở tuổi dậy thì do đâu? - Ảnh 3.

Muốn biết được tình trạng của đầu ti bị thụt ở tuổi dậy thì thì cần biết được mức độ mà bạn đang gặp phải (Ảnh: Internet)

- Ở cấp độ 1:

Lúc này đầu ti nhô ra dễ dàng khi thực hiện việc nhấn nhẹ phần quầng vú. Sau đó khi thả tay ra thì đầu ti vẫn ở nguyên vị trí vừa được ấn nhẹ lên chứ không thụt lại ngay lập tức. Đối với thụt tí ở cấp độ này thì nữ giới sau này khi có con nhỏ vẫn có thể cho con bú bình thường dù đầu ti không lộ ra và không được thẩm mỹ. Ngoài ra, ở cấp độ này thì ngực bạn không có hoặc có ít xơ nang.

- Cấp độ 2:

Đối với cấp độ này, núm vú vẫn nhô ra khi bạn nhấn tuy nhiên việc núm vú nhô ra không được dễ dàng như ở cấp độ 1. Hơn nữa, núm vú sẽ nhanh chóng thụt lại vào ngay khi ngừng ấn vào quầng vú. Có thể thấy, núm vú thụt ở giai đoạn 2 này sẽ gây tương đối nhiều khó khăn khi phụ nữ có con và cho con bú. Kèm theo đó là ở giai đoạn này nữ giới có thể có một lượng xơ nang nhỏ và dẫn theo tình trạng ống dẫn sữa cũng sẽ bị thụt vào trong.

- Cấp độ 3:

Khi núm vú ở cấp độ 3 có nghĩa là núm vú bị thụt vào và thông thường đều không phản ứng cũng như có tác động đến núm vú dù kéo ra. Cấp độ 3 này là tình trạng nặng nhất của đầu ti bị thụt ở tuổi dậy thì.

Đặc biệt, tình trạng này xảy ra, ngực của nữ giới có rất nhiều xơ nang, kèm theo ống dẫn sữa bị thụt vào nhiều. Nguy hiểm là nữ giới sẽ gặp phải tình trạng nhiễm trùng ở cấp độ này và không thể cho con bú.

3. Điều trị núm vú bị thụt ở tuổi dậy thì

Như đã nêu ở trên, đầu ti bị thụt ở tuổi dậy thì vốn không phải là tình trạng xảy ra bất thường vì đây là tình trạng tương đối phổ biến và rất nhiều nữ giới gặp phải.

Đầu tí bị thụt ở tuổi dậy thì do đâu? - Ảnh 4.

Đầu ti bị thụt ở tuổi dậy thì vốn không phải là tình trạng xảy ra bất thường vì đây là tình trạng tương đối phổ biến (Ảnh: Internet)

Do đó, phụ huynh hay bé gái không nên quá lo lắng về tình trạng đầu ti bị thụt ở tuổi dậy thì vì tình trạng này có thể được cải thiện khi bé trưởng thành. Ngoài ra, còn có thể thực hiện một số biện pháp điều trị hiện đại giúp trẻ lấy lại đầu ti một cách nhanh chóng.

3.1. Hỗ trợ chữa chứng thụt đầu ti ở tuổi dậy thì không cần phẫu thuật thẩm mỹ

Một số cách đem lại hiệu quả chữa chứng đầu ti bị thụt ở tuổi dậy thì mà không cần thực hiện các biện pháp phẫu thuật thẩm mỹ gồm:

- Kỹ thuật Hoffman:

Dùng kỹ thuật Hoffaman để đẩy núm vú bị thụt ra ngoài. Thực hiện như sau: Đặt cả hai ngón cái lên hai bên của đầu vú sau đó di chuyển nhẹ nhàng hai ngón cái theo hai hướng đối diện một ngón hướng lên trên và một ngón hướng xuống dưới hoặc một một ngón qua trái và một ngón qua phải.

Đối với kỹ thuật này, cần được thực hiện hai lần mỗi ngày khi mới tập và sau đó mới từ từ tăng lên năm lần. Thực hiện kỹ thuật Hoffman sẽ giúp tan các khối u làm núm vú bị thụt.

- Kích thích núm vú bằng tay:

Vì bé gái ở độ tuổi dậy thì bị thụt núm vú, phụ huynh cần hướng dẫn trẻ cách kích thích núm vú bằng tay và tự kích thích bằng cách vê tròn, kéo núm vú đều có thể giúp núm vú nhô lên. Lưu ý, thực hiện kích thích núm vú nhẹ nhàng, tránh bị đau.

Thực hiện như sau, vê núm vú bằng ngón cái và ngón trỏ, thực hiện nhiều lần trong ngày hoặc kéo núm vú một cách nhẹ nhàng khi núm vú đang cương cứng cũng sẽ giúp núm vú nhô ra.

Sau khi làm các động tác trên, nên thấm ướt một chiếc khăn bằng nước lạnh sau đó đắp lên đầu ti với mục đích kích thích núm vú không thụt lại.

3.2. Các sản phẩm hỗ trợ kéo núm vú

- Miếng bảo vệ núm vú:

Đối với các miếng bảo vệ núm vú này thường được bày bán phổ biến ở các cửa hàng bán đồ cho mẹ và bé hoặc nữ giới có thể tìm mua trên mạng.

Lưu ý, đối với miếng bảo vệ núm vú nữ giới không nên đeo liên tục nhiều ngày và cần rửa trước vòi nước nóng và xà phòng sau khi cho con bú để làm sạch sữa dính trên miếng bảo vệ. Ngoài ra, không nên lạm dụng sản phẩm này.

- Sử dụng máy hút sữa kích thích đầu ti nhô ra:

Đối với nữ giới đang trong thời gian mang thai hoặc cho con bú thì việc sử dụng máy hút sữa kích thích đầu ti nhô ra cũng là một cách an toàn, hiệu quả.

Lưu ý đối với máy hút sữa kích thích đầu ti nhô ra, nữ giới cần cho con bú khi núm vú đã nhô ra. Đặc biệt không hút sữa quá mạnh vì điều này có thể khiến núm vú bị chảy sữa.

Ngoài ra, hiện nay trên thị trường có rất nhiều máy hút sữa, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn loại máy tốt và phù hợp nhất.

- Dùng ống tiêm kéo núm vú bị thụt:

Một cách giúp kéo đầu ti bị thụt ở tuổi dậy thì hiệu quả là sử dụng xi lanh 10ml sạch, cần sử dụng xi lanh không có kim, ngoài ra lựa chọn kích cỡ ống còn tùy thuộc vào kích cỡ núm vú của nữ giới.

Thực hiện bằng cách kéo sạch và bén cắt ống ở vạch 0ml sau đó tháo pít tông ra rồi gắn lại ở đầu vừa cắt. Tiếp đến nhấn hẳn vào trong xi lanh. Khi áp đầu không nên cắt lên núm vú và cần kéo pít tông ra để núm vú nhô lên. Quan trọng không nên kéo quá mạnh vì có thể gây đau, hơn nữa trước khi tháo xi lanh ra bạn hãy nhấn pít tông vào trong một chút để dễ tháo hơn.

Sau khi sử dụng cần tháo rời và rửa sạch với nước nóng và xà phòng.

Đầu tí bị thụt ở tuổi dậy thì do đâu? Xử lý bằng cách nào? - Ảnh 4.

Sau khi thực hiện nhiều các biện pháp nhưng tình trạng núm vú bị tụt vẫn không được cải thiện thì nữ giới lúc này có thể tìm đến bác sĩ và tham khảo thực hiện phẫu thuật - Ảnh Internet

- Dùng cốc dẻo khi núm vú bị thụt vào bên trong:

Loại cốc này hiện nay có bán rất nhiều trên mạng xã hội và được thiết kế đặc biệt giúp điều trị tình trạng đầu ti bị thụt ở tuổi dậy thì hiệu quả. Trong nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng loại cốc này có thể chữa được tình trạng thụt đầu vú vĩnh viễn chỉ trong vài tuần.

Thực hiện như sau, canh chỉnh cốc vào núm vú và bóp đáy cốc, cùng lúc đó hãy nhẹ nhàng ấn cốc vào đầu ti. Khi thực hiện việc này sẽ tạo một áp lực nhẹ để kéo đầu vú theo hướng vào trong cốc. Đối với nữ giới muốn cốc vừa vặn hơn thì có thể thoa một ít kem trị nứt như USP lên ti hoặc lên cốc. Ngoài ra, nếu việc thoa kem không giúp cải thiện tình trạng thụt ti thì nữ giới lúc này có thể tìm cốc kích cỡ khác phù hợp hơn với mình.

Đối với người mới dùng thường để chữa tình trạng thụt núm vú cần đeo cốc trong 15 phút vào ngày đầu tiên. Khi không xuất hiện tình trạng đau đớn hay khó chịu gì thì nữ giới có thể tăng dần thời gian hàng ngày lên dần cho tới 4 tiếng mỗi ngày trong tuần đầu sử dụng.

3.3. Phẫu thuật khi núm vú bị thụt

Sau khi thực hiện nhiều các biện pháp nhưng tình trạng núm vú bị thụt vẫn không được cải thiện thì nữ giới lúc này có thể tìm đến bác sĩ và tham khảo thực hiện phẫu thuật.

Thực tế cho biết việc thụt núm vú nếu có thể nên tránh phẫu thuật, tuy nhiên một số trường hợp tình trạng này không được cải thiện sau khi thực hiện nhiều các biện pháp khác thì phẫu thuật được biết đến là cách tốt nhất.

Để thực hiện phẫu thuật đầu ti bị thụt ở tuổi dậy thì, nữ giới nên tìm đến cơ sở y tế chuyên khoa và bác sĩ uy tín để thăm khám sau đó quyết định thực hiện phẫu thuật để có được kết quả như mong đợi.

Ngoài ra, cần tuân thủ các hướng dẫn trước và sau phẫu thuật của bác sĩ để tình trạng đầu ti bị thụt ở tuổi dậy thì được điều trị sớm, dứt điểm.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm