Đây là thí nghiệm khoa học bị lên án suốt nhiều năm vì gây hậu quả quá nghiêm trọng

Hiểu Đan
28/01/2023 - 12:23
Chỉ vì muốn tìm câu trả lời cho sự quan tâm cá nhân mà vị hoàng đế này đã thực hiện thí nghiệm gây ra hậu quả chết người.

Nếu một đứa trẻ được sinh ra mà không có bất kỳ tương tác nào với người khác trong 18 năm, thì bé sẽ nói ngôn ngữ gì? Vào thế kỷ 13, Frederick II (Hoàng đế La Mã) đã hỏi một câu hỏi tương tự và tiến hành các thí nghiệm để xác định câu trả lời. 

Thí nghiệm bị lên án

Frederick II tự hỏi liệu những đứa trẻ có nói tiếng Do Thái - có thể là ngôn ngữ đầu tiên của chúng, tiếng Hy Lạp, tiếng Latinh, tiếng Ả Rập hay ngôn ngữ của cha mẹ chúng không. Nguồn gốc của ngôn ngữ loài người đã mê hoặc hoàng đế đến mức ông bắt đầu một cuộc thử nghiệm, với hy vọng thoả mãn được sự tò mò.

Để tìm hiểu, Frederick đã giao một nhóm trẻ sơ sinh cho những người trông trẻ được hướng dẫn nghiêm ngặt về cách nuôi dạy. Các y tá được hướng dẫn không tiếp xúc với trẻ em khi thực sự không cần thiết; trẻ sơ sinh được phép ăn và tắm rửa, và trong mọi trường hợp người chăm sóc không được nói chuyện hoặc càu nhàu với chúng.

Nếu trẻ được sinh ra mà không có bất cứ tương tác nào với người khác trong thời gian dài, trẻ sẽ nói ngôn ngữ gì?  - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, Frederick không bao giờ tìm ra câu trả lời cho câu hỏi của mình, vì những đứa trẻ đã chết. Trẻ em thiếu sự ấm áp và tương tác cơ bản, chúng chết vì thiếu tình yêu. Không rõ có bao nhiêu em bé đã tham gia vào thí nghiệm, thí nghiệm đã được thực hiện bao nhiêu lần, hoặc cha mẹ của những đứa trẻ này là ai. Nhưng thực tế là thí nghiệm từ đầu vốn đã bị nghi ngờ không khả thi về mặt khoa học.

Tầm quan trọng của việc tương tác và thể hiện tình yêu thương với trẻ

Đối với con cái, thứ chúng cần nhất không phải là vật chất bố mẹ đem lại mà chính là tình thương và sự quan tâm mỗi ngày. 

Các nghiên cứu về trẻ em tại các trại trẻ mồ côi ở Rumani vào những năm 1990 đã xác nhận: Những đứa trẻ thiếu thốn tình thương và sự ấm áp trong những năm đầu đời sẽ bị tổn thương về thể chất và tinh thần. Ngược lại, dành tình yêu thương và sự chăm sóc rõ ràng là một động lực tích cực biến đổi to lớn cho trẻ.

Trẻ sơ sinh sẽ phát triển lòng tin và tình yêu đối với người chăm sóc của chúng. Nếu những trải nghiệm kết nối tích cực không xảy ra, con đường cần thiết trong não bộ trẻ về một trải nghiệm kết nối bình thường và lành mạnh có thể bị đánh mất hoàn toàn.

Những hành động yêu thương được gắn bó của những người thân yêu gần gũi giúp cho đứa trẻ thỏa mãn nhu cầu được yêu thương. Trẻ được mẹ ôm vào lòng cọ da vào mẹ và có những tương tác với mẹ. Những cảm xúc tích cực đó có thể tạo một nền tảng vững chắc cho sự phát triển của hệ thống thần kinh.

Trong thời thơ ấu, nhất là giai đoạn 1.000 ngày đầu đời, sự liên kết các dây thần kinh trong não bộ của trẻ có thể lên tới tốc độ 1.000 lần trong một giây. Đây là tốc độ chỉ có trong giai đoạn đầu đời này và không bao giờ lặp lại.

Sự liên kết của các dây thần kinh góp phần quyết định đến sức khỏe, khả năng học tập, khả năng giải quyết căng thẳng, và thậm chí còn ảnh hưởng đến khả năng tạo ra thu nhập khi trẻ trưởng thành. Nếu trẻ được chăm sóc đầy đủ, bao gồm chăm sóc dinh dưỡng phù hợp, được khuyến khích phát triển trong môi trường đầy tình yêu thương và được bảo vệ khỏi sức ép và bạo lực – có thể phát triển những kết nối quan trọng này.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm