Theo thống kê của 47/63 tỉnh, thành phố và 7/20 công đoàn ngành trung ương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn trong 5 năm tờ 2014 đến 30/10/2018, cả nước đã xảy ra 27.298 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chế 12.697 người, bị thương 24.202 người (là cán bộ, công nhân viên chức lao động).
Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình phối hợp, 100% Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn ký kết Chương trình phối hợp với Ban An toàn giao thông (ATGT) cùng cấp; nhiều hoạt động tuyên tuyền về ATGT và “văn hóa giao thông” cho công nhân lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất được thực hiện hiệu quả…
Báo cáo của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và Ủy ban ATGT Quốc gia đã chỉ ra nguyên nhân chính gây TNGT và nguy cơ gia tăng TNGT đo là do còn tồn tại một bộ phận công nhân lao động làm viêc tại các doanh nghiệp trên các tuyến quốc lộ lo ngại đi vòng xa nên băng qua đường không đúng quy định hoặc trèo qua dải phân cách vừa gây nguy hiểm cho bản thân, vừa gây cản trở giao thông.
Một trong những khó khăn trong công tác an toàn giao thông đối với người lao động đó là: các biện pháp bảo đảm trật tự ATGT chưa thường xuyên, liên tục, mạnh mẽ; công tác tuyên truyền giáo dục công nhân viên chức lao động chấp hành luật giao thông chưa thực hiện thường xuyên, chưa đều khắp.
Bên cạnh đó, việc tổ chức tuyên truyền pháp luật ATGT, văn hóa giao thông phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: số lượng cán bộ công đoàn làm công tác này còn mỏng; thời gian của người lao động (NLĐ) eo hẹp; bản thân NLĐ chưa quan tâm nhiều đến việc tìm hiểu pháp luật và văn hóa giao thông do cuộc sống còn nhiều khó khăn; nơi ở của NLĐ phân tán tại các khu trọ, người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước chưa quan tâm, tạo điều kiện cho công đoàn tổ chức tuyên truyền; số cuộc tuyên truyền mới chỉ dừng lại ở một số các khu công nghiệp có đông công nhân lao động, chưa xây dựng được các mô hình an toàn giao thông…
Theo Phó thủ tướng thường trực, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Trương Hòa Bình, trong thời gian tới, để phát huy những kết quả đạt được trong công tác phối hợp bảo đảm trật tự an toàn giao thông giữa Ủy ban ATGT Quốc gia và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, hai cơ quan cần chú ý: Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, đối vớ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ; tổ chức quán triệt sâu sắc đến cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động chấp hành nghiêm túc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông trong các cấp công đoàn. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông, các cấp công đoàn trong cả nước chủ động xây dựng kế hoạch triển khai công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phát huy sức mạnh của cả hệ thống công đoàn và toàn xã hội. Tham gia tích cực và có trách nhiệm trong công tác phối kết hợp kiểm tra, kiểm soát hành vi phạm pháp luật về giao thông…
Trong giai đoạn 2019 - 2024, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Ủy ban ATGT Quốc gia sẽ tiếp tục ký kết chương trình phối hợp nhằm phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về trật tự ATGT; phổ biến pháp luật giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường hàng không đến người lao động tại các khu, cụm công nghiệp trong cả nước; trọng tâm là Luật giao thông đường bộ và các nghị định, thông tư hướng dẫn Luật.
Nhân dịp này, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã trao Bằng khen tặng 10 tập thể và 4 cá nhân của hai cơ quan vì có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền, đảm bảo trật tự, ATGT trong công nhân viên chức lao động giai đoạn 2014-2018.
Liên tục từ năm 2012 đến hết năm 2018, tai nạn giao thông đã giảm trên cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương. Trong 2 tháng đầu năm 2019, tai nạn giao thông tiếp tục được kéo giảm, toàn quốc xảy ra 2.822 vụ tai nạn giao thông, làm chết 1.356 người, bị thương 2.169 người. So với cùng kỳ năm 2018, số vụ tai nạn giao thông giảm 523 vụ, giảm 150 người chết và giảm 348 người bị thương. |